Lưu trữ thẻ: Temu

Mua cục sạc 2.500W giá chưa đến 200.000 đồng trên Temu, người dùng nhận được gì?

Mua cục sạc 2.500W giá chưa đến 200.000 đồng trên Temu, người dùng nhận được gì?- Ảnh 1.

Một người dùng trên MXH Facebook mới đây đã phản ánh trải nghiệm mua hàng thực tế trên Temu.

Temu là một nền tảng thương mại điện tử mới nổi thuộc sở hữu của PDD Holdings, tập đoàn đứng sau Pinduoduo – một trong những sàn giao dịch lớn nhất tại Trung Quốc. Vào cuối tháng 9 năm 2024, Temu chính thức gia nhập thị trường Việt Nam, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng nhờ vào loạt sản phẩm đa dạng cùng các chương trình khuyến mãi giảm giá mạnh.

Dù mới ra mắt, Temu đã nhanh chóng tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ với các sàn thương mại điện tử nội địa, mang đến nhiều ưu đãi hấp dẫn, nhưng cũng vấp phải nhiều phản ánh trái chiều về chất lượng hàng hóa.

Người dùng “Lac Duc Hau” trên Facebook đã chia sẻ trải nghiệm thực tế khi mua một củ sạc trên Temu, nhằm cung cấp một cái nhìn sâu hơn về chất lượng hàng hóa của nền tảng này. Với giá gốc niêm yết là 941.000 đồng, nhưng sau khi áp mã giảm giá, người dùng chỉ phải trả 186.000 đồng. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm khiến người dùng này thất vọng.

Mua cục sạc 2.500W giá chưa đến 200.000 đồng trên Temu, người dùng nhận được gì?- Ảnh 1.

Bộ sạc du lịch được bán trên Temu với giá khoảng 200.000 đồng sau khi giảm giá (ảnh: Lac Duc Hau/Facebook)

Người dùng cho biết đã nhận hàng sau 4 ngày kể từ khi đặt mua. Sau khi mở hộp và so sánh với giá trị thực tế trên thị trường, người này khẳng định rằng mức giá niêm yết cao chỉ là chiêu thức tạo cảm giác “FOMO” (Fear of Missing Out) – một chiến thuật phổ biến để lôi kéo người mua nhanh chóng chốt đơn vì cảm giác giá đang giảm sâu. Temu thường xuyên áp dụng các mã giảm giá từ 75% đến 100% cho các sản phẩm, kết hợp với các thông điệp như “Số lượng ít,” “Sắp bán hết,” hay “Top bán chạy” để thúc đẩy người tiêu dùng.

Khi đánh giá về chất lượng thực tế của củ sạc, người dùng này cho rằng sản phẩm không xứng đáng với giá gốc 941.000 đồng và thậm chí sau khi giảm giá, mức giá 186.000 đồng vẫn chưa hợp lý. Những yếu tố kém chất lượng bao gồm hoàn thiện sơ sài, thiếu các biện pháp bảo vệ như keo tản nhiệt, và công suất thực tế chỉ đạt khoảng 12W – thấp hơn nhiều so với mức 2500W mà nhà sản xuất công bố. Sản phẩm không có tính ổn định trong quá trình sử dụng, gây lo ngại về sự an toàn.

Mua cục sạc 2.500W giá chưa đến 200.000 đồng trên Temu, người dùng nhận được gì?- Ảnh 2.
Mua cục sạc 2.500W giá chưa đến 200.000 đồng trên Temu, người dùng nhận được gì?- Ảnh 3.
Mua cục sạc 2.500W giá chưa đến 200.000 đồng trên Temu, người dùng nhận được gì?- Ảnh 4.

“Mổ bụng” bộ sạc mua trên Temu (ảnh: Lac Duc Hau/Facebook)

Người dùng kết luận rằng, sản phẩm này thiếu sự an toàn và không tương xứng với giá trị thực tế. Do đó, người tiêu dùng nên cẩn trọng và tìm hiểu kỹ về mô tả sản phẩm trước khi mua sắm trên Temu, tránh để cảm giác “FOMO” lấn át quyết định.

Trước khi gây ‘náo loạn’ ở Việt Nam, Temu bị cho là bán hàng rẻ tới mức lố bịch

- Ảnh 1.

Temu bị nhiều thị trường lớn như Anh, Mỹ cảnh báo về tính bảo mật, độ an toàn và chất lượng sản phẩm. Truyền thông Anh cảnh tỉnh người dân nên “tỉnh táo trước những món hàng thấp đến mức lố bịch”.

 Trước khi đổ bộ Việt Nam với những chiêu trò như “mua hàng giá cực rẻ”, “mua hàng giá 0 đồng”, “khuyến mãi người dùng mới” 1,5 triệu đồng, Temu làm mưa làm gió ở nhiều thị trường.

Tại Anh, truyền thông cảnh tỉnh người dân nên “tỉnh táo trước những món hàng thấp đến mức lố bịch”.

Theo The Times, người dân dường như có cơ hội mua hàng giá rẻ trên Temu, tuy nhiên sàn thương mại điện tử bị cho là cung cấp dịch vụ không đáng tin cậy, sử dụng dữ liệu người dùng. Các nhà lập pháp Mỹ cảnh báo ứng dụng có nguy cơ cao sử dụng sản phẩm được sản xuất bằng lao động cưỡng bức.

Cách thức hoạt động của sàn thương mại siêu rẻ

Temu là sàn thương mại điện tử cung cấp nhiều loại hàng hóa giảm giá mạnh. Ứng dụng sử dụng quảng cáo trên mạng xã hội, giới thiệu ưu đãi dưới hình thức thanh lý liên tục để thu hút khách hàng.

Temu cũng cung cấp cho khách hàng cơ hội kiếm được “tín dụng”, sau đó chuyển thành các giao dịch mua trong tương lai, đi kèm là quà tặng miễn phí. Phần trò chơi cũng hiển thị hàng loạt ưu đãi nếu người dùng đăng ký thành công Temu.

- Ảnh 1.

Nhiều chuyên gia cảnh báo về ứng dụng bán hàng siêu rẻ Temu.

Theo chuyên gia, giá cả phải chăng của Temu phần lớn đến từ mô hình kinh doanh. Trang web sử dụng các nhà cung cấp vận chuyển trực tiếp từ Trung Quốc đến khách hàng toàn thế giới, loại bỏ trung gian thu lợi nhuận, do đó làm tăng chi phí được chuyển cho người tiêu dùng.

Thị trường Trung Quốc nổi tiếng với chi phí sản xuất thấp so với châu Âu. Bằng cách mua trực tiếp từ các nhà cung cấp Trung Quốc, khách hàng châu Âu có thể tiếp cận mức giá thấp hơn nhiều so với trước đây.

Mô hình kinh doanh của Temu hiệu quả vì nó thu hút được nhiều khách hàng bằng mức giá thấp. Điều này có nghĩa là mặc dù biên lợi nhuận của Temu nhỏ hơn so với các nhà bán lẻ trong nước, nhưng doanh số bán hàng của sàn thương mại điện tử vẫn đủ cao để sinh lời.

Có an tâm khi mua hàng trên Temu?

Khách hàng tại Anh cho biết Temu thường giao sản phẩm đến tay người tiêu dùng đúng thời hạn. Tuy nhiên, một số người dùng báo cáo sản phẩm họ đặt hàng thường bị hư hỏng hoặc không như mô tả. Một số mặt hàng có thể nhỏ hơn nhiều so với quảng cáo hoặc dễ vỡ do chất lượng sản xuất kém.

Theo thông tin từ trang web chính thức của Temu, khách hàng có thể trả lại hàng không mong muốn trong vòng 90 ngày để được hoàn tiền. Nếu đơn hàng đến sau ngày giao hàng dự kiến, Temu hoàn lại khoản tín dụng để chi trả cho đơn hàng khác trong tương lai.

Tuy “phúc lợi” rõ ràng, nhiều chuyên gia vẫn hoài nghi tính an toàn của Temu.

Grizzly Research – chuyên trang nghiên cứu về các công ty lớn – cáo buộc nhà bán lẻ Temu che giấu loạt phần mềm độc hại, theo dõi trên ứng dụng di động. Người dùng có nguy cơ bị kẻ xấu truy cập đầy đủ dữ liệu trên thiết bị di động.

Temu cũng bị chính phủ Mỹ cáo buộc có khả năng gây rủi ro dữ liệu sau khi Pinduoduo – cửa hàng trực tuyến, đồng thời là công ty mẹ của Temu – bị Google xóa khỏi cửa hàng ứng dụng vì chứa phần mềm độc hại.

Chuyên gia cảnh báo người dùng cân nhắc kỹ trước khi cung cấp thông tin chi tiết cho ứng dụng. Nếu thận trọng, tốt nhất là tránh xa hoàn toàn nền tảng, theo The Times .

Đáp lại các cáo buộc, Temu khẳng định họ không bán dữ liệu khách hàng. “Giống các ứng dụng tiêu dùng lớn khác, Temu thu thập thông tin cá nhân từ người dùng để cung cấp dịch vụ và cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Là công ty thương mại điện tử, Temu thu thập thông tin cần thiết để xác nhận khách hàng là ai, xử lý thanh toán và giao sản phẩm. Các thông tin chi tiết chúng tôi thu thập là thông tin tài khoản, địa chỉ nhà, đơn hàng trước đây và thông tin thanh toán”, người phát ngôn của Temu nói với The Times.

Sàn thương mại điện tử cũng khẳng định họ sử dụng địa chỉ IP, thời lượng truy cập của khách hàng để “cải thiện dịch vụ của chúng tôi và nâng cao trải nghiệm của bạn với tư cách là khách hàng và điều này phù hợp với thông lệ của ngành”.

- Ảnh 2.

Hàng giá rẻ có thật sự chất lượng?

Có những câu hỏi xung quanh tình trạng đạo đức của Temu. Theo báo cáo của các nhà lập pháp Mỹ, “nguy cơ cực kỳ cao” sàn thương mại điện tử bán hàng hóa từ bên thứ ba được sản xuất bằng lao động cưỡng bức. Các cuộc điều tra đang được tiến hành, chuyên gia cảnh báo người dùng nên cân nhắc yếu tố này.

Hàng rẻ thường là hàng đểu?

Martyn James – chuyên gia về quyền lợi người tiêu dùng – nói với The Times rằng: “Hàng rẻ như vậy tốt đến mức nào?”.

Nhiều năm qua, chuyên gia nghe nhiều lời phàn nàn về các nền tảng thương mại điện tử. Nhiều sàn thương mại bán hàng trực tuyến với mức giá thấp đến vô lý.

“Những nhà bán lẻ này là bậc thầy trong việc bán hàng có mục tiêu. Mạng xã hội tràn ngập quảng cáo hấp dẫn để thu hút sự chú ý của những người dễ mua hàng theo cảm tính. Xét cho cùng, nếu thứ gì đó trông thú vị và cực rẻ, có gì để mất”, chuyên gia nói.

Temu là thị trường trực tuyến bên thứ ba. Điều này có nghĩa là ứng dụng không cung cấp hoặc sản xuất phần lớn những gì bán trên trang web. Thay vào đó, ứng dụng hoạt động như một kênh trung gian giữa người mua và người bán. Theo chuyên gia, việc này khiến người dùng gặp khó khăn nếu muốn khiếu nại.

“Các luật như Đạo luật quyền của người tiêu dùng năm 2015 hoặc Quy định về hợp đồng của người tiêu dùng năm 2013 chủ yếu áp dụng cho hình thức mua trực tiếp tại các doanh nghiệp có trụ sở tại Vương quốc Anh. Sử dụng thị trường của bên thứ ba khiến khách hàng phải chịu sự chi phối của chính sách tranh chấp. Điều giải quyết duy nhất là dẫn nhau ra tòa, nhưng giá trị những món hàng không đáng”, chuyên gia Martyn James nhận định.

Theo The Times


Lễ hội mua sắm trực tuyến lớn nhất thế giới chứng kiến sự khốc liệt chưa từng có: Các sàn TMĐT truyền thống lao đao trong cuộc chiến 160 tỷ USD với TikTok, Temu

Lễ hội mua sắm trực tuyến lớn nhất thế giới chứng kiến sự khốc liệt chưa từng có: Các sàn TMĐT truyền thống lao đao trong cuộc chiến 160 tỷ USD với TikTok, Temu- Ảnh 1.

    Ngày lễ độc thân 11/11 hàng năm là lễ hội mua sắm lớn nhất tại Trung Quốc. Tuy nhiên năm nay các sàn thương mại điện tử (TMĐT) lại chuẩn bị cho mùa lễ này sớm hơn thường lệ.

    Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu thị trường yếu hơn mọi năm trong khi lại ngày càng có nhiều người chơi tham gia, khiến ngày lễ mua sắm TMĐT năm nay được đánh giá là khốc liệt chưa từng thấy.

    Mùa lễ độc thân 11/11 hàng năm tại Trung Quốc cũng tương tự như “Black Friday” của Phương Tây khi các sàn TMĐT đua nhau giảm giá trong 24h để thu hút người mua hàng dịp cuối năm.

    Tuy nhiên trong năm 2024 này, cả Alibaba và đối thủ như JD.com và Pinduoduo (công ty mẹ của Temu) đều đã tung các đợt khuyến mãi từ rất sớm so với những năm trước.

    Lễ hội mua sắm trực tuyến lớn nhất thế giới chứng kiến sự khốc liệt chưa từng có: Các sàn TMĐT truyền thống lao đao trong cuộc chiến 160 tỷ USD với TikTok, Temu- Ảnh 1.

    Đây được cho là dấu hiệu lo sợ của các nền tảng TMĐT Trung Quốc khi thị trường có những người chơi mới như Douyin (phiên bản TikTok tại Trung Quốc), Kuaishou và Xiaohongshu.

    Lễ hội độc thân cũng là ngày lễ mua sắm trực tuyến lớn nhất thế giới với tổng doanh số bán hàng năm 2023 lên đến 1,14 nghìn tỷ USD, tương đương 160 tỷ USD.

    Tại Trung Quốc, sự kiện này không chỉ tác động đến doanh thu của các sàn TMĐT mà còn là thước đo quan trọng để nhà đầu tư đánh giá hiệu suất hoạt động.

    Chính vì vậy, dù khó khăn nhưng hàng loạt sàn TMĐT vẫn đua nhau dồn hết sức để gia tăng doanh số Ngày lễ độc thân.

    Hết thời

    Trong khi nhiều chuyên gia đánh giá sức hút của Ngày lễ độc thân không còn như trước thì các sàn TMĐT cũng nhận ra sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng của người dân.

    Phó chủ tịch Liu Bo của Alibaba nhận định người tiêu dùng Trung Quốc tập trung hơn vào giá trị đem lại của mỗi đồng tiền bỏ ra khi họ có thể mua được số lượng lớn các mặt hàng với giá thấp. Chính vì vậy việc tập trung vào chất lượng không còn đúng xu thế, thay vào đó là liên tục giảm giá và khuyến mãi.

    Hiện các tập đoàn lớn như Alibaba hay JD.com cũng đang chịu áp lực khi mất thị phần vào những người chơi mới như Pinduoduo, Douyin, Kuaishou và Xiaohongshu.

    Việc người dùng Trung Quốc ngày càng mua nhiều hàng dựa trên các khuyến nghị từ những người có ảnh hưởng trong các buổi phát sóng trực tiếp livestream hay video ngắn trên Douyin đã khiến nhiều nền tảng TMĐT truyền thống như Alibaba hay JD phải vật lộn để theo kịp.

    Trong Ngày lễ độc thân năm 2023, những ông lớn như JD.com hay Alibaba (Tmall và Taobao) đã mất đáng kể thị phần vào tay những nền tảng phát video hay livestream.

    Lễ hội mua sắm trực tuyến lớn nhất thế giới chứng kiến sự khốc liệt chưa từng có: Các sàn TMĐT truyền thống lao đao trong cuộc chiến 160 tỷ USD với TikTok, Temu- Ảnh 2.

    Cụ thể số liệu của Syntun cho thấy các nền tảng TMĐT livestream có doanh số 215 tỷ Nhân dân tệ, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước nhưng các sàn TMĐT truyền thống lại chỉ có 924 tỷ Nhân dân tệ, giảm 1% so với cùng kỳ năm 2022.

    Bởi vậy trong năm nay, cả Alibaba và JD đều cố gắng giảm giá sớm, kéo dài thời gian khuyến mãi nhằm giữ thị phần trước các nền tảng TMĐT livestream.

    Ví dụ Taobao, nền tảng TMĐT lớn nhất của Alibaba đã bắt đầu đợt khuyến mãi sớm hơn 10 ngày so với năm ngoái.

    Bên cạnh đó, các sàn TMĐT truyền thống cũng tái khởi động chương trình đặt hàng trước, qua đó cho phép khách hàng đặt cọc mua hàng trước bằng một khoản tiền nhỏ. Chương trình này do JD.com khởi xướng nhưng đã bị hủy bỏ vào tháng 6/2024.

    Thêm nữa, các nền tảng này cũng cung cấp nhiều chương trình giảm giá phức tạp cho phép người tiêu dùng được khấu trừ hai hoặc ba khoản khác nhau cho cùng một lần mua, một điều hiếm thấy so với trước đây.

    Hợp tác để sống sót

    Sự đe dọa của các nền tảng livestream cũng khiến lần đầu tiên trong lịch sử, 2 đối thủ một mất một còn là Alibaba và JD.com phải hợp tác với nhau. Trong quá khứ, 2 đối thủ này từng cạnh tranh khốc liệt để thúc đẩy doanh số vượt qua nhau bằng mọi cách có thể, nhưng giờ đây mọi thù địch phải đặt qua một bên để có thể sống sót.

    Vào tháng 9/2024, Alibaba đã có quyết định mang tính lịch sử khi tích hợp WeChat Pay, một dịch vụ thanh toán kỹ thuật số do gã khổng lồ công nghệ đối thủ Tencent sở hữu, vào Taobao và Tmall.

    Theo Wu Jia, một phó chủ tịch khác của Tập đoàn Alibaba, động thái này sẽ cho phép công ty tiếp cận nhiều người dùng và người tiêu dùng trẻ tuổi hơn ở các thị trường cấp thấp hơn, nơi WeChat Pay đặc biệt phổ biến.

    Lễ hội mua sắm trực tuyến lớn nhất thế giới chứng kiến sự khốc liệt chưa từng có: Các sàn TMĐT truyền thống lao đao trong cuộc chiến 160 tỷ USD với TikTok, Temu- Ảnh 3.

    Ngoài ra, Phó chủ tịch Wu cũng tiết lộ rằng Alibaba có kế hoạch tích hợp JD Logistics vào chuỗi cung ứng của mình trước Ngày lễ độc thân, cung cấp cho người dùng nhiều lựa chọn giao hàng hơn.

    Chuyên gia phân tích Li Chengdong từng làm việc cho Tencent nhận định rằng hiện Alibaba và JD.com thậm chí không còn coi nhau là đối thủ cạnh tranh nữa bởi Douyin và Pinduoduo mới là mối đe dọa chính của họ.

    Tuy nhiên theo Li, tình hình này là dấu hiệu cho thấy sự tuyệt vọng của các sàn TMĐT truyền thống trong việc thu hút người tiêu dùng Ngày lễ độc thân năm nay.

    “Cuộc đua giành giật đơn hàng này phản ánh sự bi quan về nhu cầu thị trường, khi hầu hết các nền tảng đều chịu áp lực đáng kể về doanh số”, ông Li cho biết.

    Theo chuyên gia Li, Alibaba và JD.com dù có làm gì thì cũng đang đi ngược dòng nước bởi xu thế livestream và mua hàng qua video đang ngày một thịnh hành. Cho dù có giảm giá hay bắt tay nhau thì những sàn TMĐT truyền thống vẫn sẽ mất thêm thị phần nếu không chịu thay đổi cách thức hoạt động.

    “Năm ngoái, các sàn TMĐT truyền thống đã có mức tăng trưởng âm trong Ngày lễ độc thân và triển vọng năm nay cũng không mấy lạc quan, thậm chí có thể còn tệ hơn năm ngoái”, ông lu kết luận.

    *Nguồn: SixthTone