Lưu trữ thẻ: TikTok

‘TikTok biết thuật toán của nền tảng gây hại cho trẻ em’

Ứng dụng TikTok trên một màn hình điện thoại. Ảnh: AFP

Theo tài liệu tòa án do kênh Kentucky Public Radio (KPR) thu thập và được NPR công bố liên quan đến vụ kiện tập thể từ 13 bang và một quận của Mỹ tuần trước, công cụ kiểm soát trên TikTok không hiệu quả trong việc giảm thời gian sử dụng của thanh thiếu niên. Các giám đốc TikTok cũng “nói về hàng loạt mối nguy đối với trẻ em” trên ứng dụng video ngắn nhưng không có biện pháp ngăn chặn triệt để.


Ứng dụng TikTok trên một màn hình điện thoại. Ảnh: AFP

Ứng dụng TikTok trên một màn hình điện thoại. Ảnh: AFP

Để hạn chế tác động của TikTok đối với sức khỏe tâm lý của thanh thiếu niên khi dành nhiều giờ lướt ứng dụng, nền tảng video của ByteDance đã tích hợp một số công cụ giới hạn thời gian đối với người dùng dưới 18 tuổi. Chẳng hạn, khi đạt 60 phút, người dùng ở nhóm tuổi này phải nhập mã mới có thể tiếp tục sử dụng ứng dụng.

Tuy nhiên, tài liệu nội bộ cho thấy một số giám đốc TikTok tự đánh giá vai trò của công cụ là “cải thiện lòng tin của công chúng vào nền tảng TikTok thông qua việc đưa tin truyền thông”, thay vì thực sự hướng đến mục tiêu giảm thời gian sử dụng. Tính năng chỉ làm giảm trung bình 1,5 phút sử dụng hàng ngày và công ty không có ý định khắc phục vấn đề.

Nền tảng cũng triển khai chiến dịch khuyến khích người dùng vị thành niên nghỉ ngơi. Tuy nhiên, một giám đốc nói biện pháp này “chỉ hữu ích để nói chuyện với các nhà lập pháp”.

Ngoài ra, bang Kentucky đã tiến hành một loạt điều tra trong hai năm và kết luận một người có thể nghiện TikTok chỉ sau 260 video. Mỗi video dài vài giây khiến người dùng nhanh chóng bị cuốn theo nền tảng trong thời gian ngắn.

“Chỉ trong vòng chưa đầy 35 phút, một người dùng trung bình có thể đã nghiện nền tảng này”, các nhà điều tra của Kentucky kết luận.

Thuật toán TikTok cũng được cho là “khuếch đại nội dung về những người được coi là xinh đẹp”. Tài liệu cũng cho thấy TikTok nhận thức được ứng dụng “gây ảnh hưởng đến vấn đề cá nhân thiết yếu như ngủ đủ giấc, trách nhiệm công việc, học tập và kết nối với người thân yêu”.

“Đáng tiếc, đơn khiếu nại chọn lọc những câu chuyện gây hiểu lầm và lấy tài liệu lỗi thời ra khỏi ngữ cảnh để xuyên tạc cam kết của chúng tôi với sự an toàn cộng đồng”, phát ngôn viên TikTok nói với CNN. “Chúng tôi có những biện pháp bảo vệ mạnh mẽ, trong đó chủ động loại bỏ người dùng dưới độ tuổi nếu đáng ngờ. Chúng tôi cam kết bảo vệ cộng đồng”.

Trong khi đó, nhiều tổ chức hoan nghênh việc tài liệu được công bố. Oversight Project, một nhóm chuyên giám sát mạng xã hội, cho biết TikTok đã không trung thực về mức độ an toàn đối với trẻ em trên ứng dụng.

“Những tài liệu này chứng minh TikTok biết chính xác những gì họ đang làm với trẻ em. Sự thối nát lan rộng đến tận cấp cao nhất”, nhóm này viết trên X cuối tuần qua.

Trong khi đó, hai thượng nghị sĩ Richard Blumenthal và Marsha Blackburn đã gửi thư cho TikTok, yêu cầu công ty giao nộp “tất cả tài liệu và thông tin” liên quan đến vấn đề an toàn trẻ em trên ứng dụng. Nền tảng video ngắn chưa đưa ra phản hồi.

Hoàng Oanh – Minh Châu



Một ngôi làng ở Đông Nam Á từ vùng hoang vu bỗng trở thành công trường AI lớn nhất thế giới, nhận hàng tỷ USD đầu tư của Microsoft, TikTok

Một ngôi làng ở Đông Nam Á từ vùng hoang vu bỗng trở thành công trường AI lớn nhất thế giới, nhận hàng tỷ USD đầu tư của Microsoft, TikTok- Ảnh 1.

    Tờ Wall Street Journal (WSJ) nhận định không nơi nào trên thế giới có thể thay đổi nhờ xu thế trí thông minh nhân tạo (AI) nhanh như tại tiểu bang Johor của Malaysia.

    Chỉ 3 năm trước đây, khu vực này còn là vùng trũng công nghệ khi chỉ là vùng hoang vắng với các cánh đồng trồng cọ. Thế nhưng hiện nay hàng loạt ông lớn đổ về đây xây dựng những trung tâm dữ liệu phục vụ cho công nghệ AI.

    Công ty mẹ ByteDance của TikTok đã chi đến 350 triệu USD để xây trung tâm dữ liệu AI tại Johor, trong khi Microsoft đổ 95 triệu USD để mua gần 50ha đất xây cơ sở tại đây.

    Hãng Blackstone cũng đổ 16 tỷ USD để mua lại AirTruck, một nhà vận hành trung tâm dữ liệu tại Châu Á có cơ sở tại Johor.

    Tuần trước, Oracle đã tuyên bố đầu tư 6,5 tỷ USD cho tiểu bang này để xây trung tâm dữ liệu.

    Một ngôi làng ở Đông Nam Á từ vùng hoang vu bỗng trở thành công trường AI lớn nhất thế giới, nhận hàng tỷ USD đầu tư của Microsoft, TikTok- Ảnh 1.

    Số liệu của Maybank cho thấy trong năm nay, tổng mức đầu tư xây dựng các trung tâm dữ liệu vào Johor có thể đạt 3,8 tỷ USD và sẽ còn tăng lên trong các năm tới khi nhiều dự án dần được triển khai.

    “Thoạt nhìn thì Johor có vẻ không có tiềm năng nhưng nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy khu vực này cực kỳ thích hợp”, giám đốc Peng Wei Tan của Blackstone cho biết.

    Vậy lý do khu vực hoang vu tại Malaysia được các doanh nghiệp công nghệ trên thế giới lựa chọn là gì?

    Điện năng

    Theo WSJ, để đào tạo được AI thì các tập đoàn công nghệ sẽ phải xây dựng những trung tâm dữ liệu khổng lồ với hàng nghìn chip máy tính, đòi hỏi lượng lớn điện năng và nước làm mát.

    Do đó những khu vực như North Virginia-Mỹ trở thành trung tâm dữ liệu lớn nhất thế giới vì có đầy đủ điện, nước và đất đai.

    Thế nhưng nguồn cung cho các dự án tại đây dần cạn kiệt và các tập đoàn công nghệ buộc phải tìm kiếm cơ sở mới. Vậy là cái tên Johor xuất hiện.

    Tiểu bang của Malaysia này có nhiều đất đai, đầy đủ nguồn nước và đặc biệt là có lợi thế về điện năng.

    Quốc gia Đông Nam Á này cũng có quan hệ hữu hảo với cả Mỹ và Trung Quốc, giúp giảm các rủi ro địa chính trị.

    Ngoài ra, Johor giáp ranh với Singapore, nơi có những giao lộ cáp internet dưới biển dày đặc nhất thế giới. Đây chẳng khác nào những “xa lộ” cho các công ty công nghệ truyền tải hàng núi dữ liệu đi khắp thế giới.

    Giám đốc điều hành Rangu Salgame của Princeton Digital Group cho biết họ từng xây dựng các trung tâm dữ liệu tại Singapore vì tính kết nối của quốc gia này nhưng từ năm 2019, chính phủ nơi đây đã hạn chế các dự án này vì thiếu điện.

    Vậy là Johor bất ngờ trở thành lựa chọn tối ưu cho các hãng công nghệ tìm kiếm địa điểm xây trung tâm dữ liệu.

    Một ngôi làng ở Đông Nam Á từ vùng hoang vu bỗng trở thành công trường AI lớn nhất thế giới, nhận hàng tỷ USD đầu tư của Microsoft, TikTok- Ảnh 2.

    Một ngôi làng ở Đông Nam Á từ vùng hoang vu bỗng trở thành công trường AI lớn nhất thế giới, nhận hàng tỷ USD đầu tư của Microsoft, TikTok- Ảnh 3.

    Một ngôi làng ở Đông Nam Á từ vùng hoang vu bỗng trở thành công trường AI lớn nhất thế giới, nhận hàng tỷ USD đầu tư của Microsoft, TikTok- Ảnh 4.

    Một ngôi làng ở Đông Nam Á từ vùng hoang vu bỗng trở thành công trường AI lớn nhất thế giới, nhận hàng tỷ USD đầu tư của Microsoft, TikTok- Ảnh 5.

    Theo Salgame, mặc dù những ông lớn như Amazon, Google, Meta có trung tâm dữ liệu của riêng họ nhưng vẫn hợp tác với bên thứ 3 cho 30% nhu cầu ở Mỹ và đến 90% nhu cầu của các ông lớn này trên toàn thế giới.

    Nói đơn giản hơn, việc xây dựng các trung tâm dữ liệu quá tốn kém cả về tiền bạc lẫn thời gian, khiến ngay cả các Big Tech cũng phải phụ thuộc vào bên thứ 3 như Princeton Digital.

    Những doanh nghiệp bên thứ 3 này sẽ chi 1-2 tỷ USD xây dựng các trung tâm dữ liệu và cho thuê. Hầu hết các trung tâm ở Johor đều do bên thứ 3 điều hành thay vì các ông lớn công nghệ.

    Giám đốc Salgame cho biết nhu cầu của khách hàng rất lớn và tiểu bang Malaysia sẽ trở thành trung tâm dữ liệu lớn thứ 2 thế giới chỉ trong 5 năm tới.

    “Tôi chưa từng thấy nơi nào trên thế giới phát triển với tốc độ như vậy”, ông Salgame nói.

    Báo cáo của DC Byte cho thấy North Virginia đang cung ứng 4,2 GGW điện năng và đang xây dựng thêm 11,4 triệu GGW nữa nhằm cung ứng cho các trung tâm dữ liệu.

    Trong khi đó ở Johor, lượng điện từ 0,1 GGW cách đây 3 năm đã tăng lên 0,34 GGW và hiện thêm 2,6 GGW đang được xây dựng thêm.

    *Nguồn: WSJ