Lưu trữ thẻ: Trung Quốc

Trung Quốc muốn tạo “kỳ tích vĩ đại” trên điện thoại Huawei: Thế giới từ nay sẽ có kẻ thống trị thứ 3?

- Ảnh 1.

Đây sẽ là lần đầu tiên Trung Quốc cắt đứt hoàn toàn với hệ thống Công Nghệ phương Tây – điều mà cả thế giới đang dựa vào.

Hệ điều hành thuần Trung Quốc

Khi gã khổng lồ Công Nghệ Trung Quốc Huawei ra mắt điện thoại thông minh Mate 70 trong tháng này, các chuyên gia Công Nghệ sẽ tháo rời nó để tìm hiểu về con chip bên trong – thứ sẽ tiết lộ mức độ tiến bộ mà Trung Quốc đạt được trong việc chế tạo chip tự thân và phá vỡ sự phụ thuộc vào Công Nghệ nước ngoài.

Nhưng phần mềm trong điện thoại mới là thứ chứng minh được tầm quan trọng hơn cả phần cứng.

Huawei dự kiến sẽ cài đặt Harmony OS NEXT, hệ điều hành cũng do hãng tự phát triển, trên thiết bị mới. Đây sẽ là lần đầu tiên Trung Quốc cắt đứt hoàn toàn với hệ thống Công Nghệ phương Tây – điều mà cả thế giới đang dựa vào.

- Ảnh 1.

Trung Quốc muốn đất nước trở nên tự chủ về mặt Công Nghệ trong mọi mặt, từ phân bón, máy bay chở khách đến chip và mạng lưới thanh toán. Họ coi sự kìm kẹp của phương Tây với các Công Nghệ quan trọng là rủi ro an ninh quốc gia, có thể đặc biệt nguy hiểm đối với Trung Quốc nếu có xung đột bùng nổ.

Những nỗ lực của Huawei nhằm hỗ trợ khả năng tự chủ của Trung Quốc gần đây tập trung vào chất bán dẫn. Nhưng đất nước này vẫn phụ thuộc rất nhiều vào hệ điều hành di động của Mỹ. Android, thuộc sở hữu của Google, và iOS, hệ điều hành của Apple, có mặt trên 98% điện thoại thông minh toàn cầu, bao gồm hầu hết các điện thoại ở Trung Quốc.

Nền tảng mới của Huawei sẽ trở thành kẻ đối chọi thứ ba. Hệ thống này đã được ra mắt thử nghiệm vào tháng trước và sẽ trở nên phổ biến hơn khi Mate 70 được phát hành.

Phiên bản hiện tại vẫn dựa trên mã mở từ Android và phần mềm từ Linux nhưng phiên bản mới dự kiến sẽ loại bỏ các thành phần nước ngoài và thay thế hoàn toàn bằng “hàng nội địa”.

Các ứng dụng được phát triển cho Android sẽ không hoạt động trên phiên bản mới. Truyền thông Trung Quốc mô tả Harmony OS Next là một hệ thống “thuần chủng”.

Huawei bắt đầu phát triển Harmony vào năm 2012 cho các thiết bị internet vạn vật, không phải cho điện thoại thông minh. Nhưng lệnh trừng phạt của Mỹ đối với công ty vào năm 2019 đã cắt đứt quyền truy cập vào Google Mobile Services, bao gồm cả cửa hàng ứng dụng, cùng với các chất bán dẫn cần thiết để sản xuất điện thoại 5G.

Điều này đã tàn phá sự phổ biến của điện thoại Huawei bên ngoài Trung Quốc nhưng cũng khởi động nỗ lực của công ty để chuyển sang phát triển hệ thống riêng và bản địa hóa sản xuất chất bán dẫn.

Vào tháng 8 năm ngoái, Huawei đã khiến các nhà phân tích ngạc nhiên khi phát hành Mate 60, điện thoại thông minh có chip bảy nanomet tiên tiến được sản xuất trong nước, cho phép công ty này quay trở lại thị trường điện thoại 5G.

Mate 70 được kỳ vọng sẽ còn đánh dấu một cột mốc lớn lao hơn trong nỗ lực của công ty nhằm giảm sự phụ thuộc vào các công ty phương Tây.

- Ảnh 2.

Cơ hội nào cho Huawei?

Xây dựng một hệ điều hành không phải là một kỳ tích dễ dàng. Thách thức chính là thu hút nhiều nhà phát triển bên ngoài để thiết kế các ứng dụng chạy trên đó. Điều này đòi hỏi phải thuyết phục họ rằng hệ thống sẽ thành công và việc phát triển một ứng dụng xứng đáng với công sức bỏ ra.

Nhiều công ty đã thử và thất bại trong việc tạo ra các hệ điều hành mới trong nhiều năm qua. Các nhà phát triển ứng dụng thường gắn bó với những nền tảng phổ biến.

Đây được coi là một ván cược lớn của Huawei khi cắt đứt quan hệ với Android. Đến tháng 8 năm ngoái, khi Mate 60 được phát hành, các nhà phát triển đã tạo ra khoảng 100 ứng dụng dành riêng cho hệ điều hành.

Sự phổ biến của các thiết bị mới đã thuyết phục nhiều nhà phát triển bắt đầu tạo các ứng dụng cho điện thoại của Huawei, với hơn 15.000 ứng dụng và dịch vụ gốc được tạo ra kể từ khi Mate 60 được phát hành.

Các cuộc thử nghiệm của Harmony OS NEXT càng làm tăng thêm sự hào hứng. Tuy nhiên, việc chuyển sang hệ thống mới có nguy cơ làm tổn hại đến doanh số bán điện thoại thông minh của Huawei.

Android cung cấp cho người dùng hàng triệu ứng dụng; nếu người Trung Quốc không thể tìm thấy ứng dụng yêu thích, họ có thể sẽ chọn một thiết bị khác. Các nhà báo Trung Quốc đã thử nghiệm một số ứng dụng gốc phàn nàn rằng chúng thiếu các chức năng quan trọng.

Huawei hy vọng có thể tạo thêm động lực cho hệ điều hành của mình bằng cách thuyết phục các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc khác cùng sử dụng.

Nhưng để thuyết phục là không dễ dàng. Các nhà sản xuất điện thoại thông minh đối thủ như Xiaomi, Vivo và Oppo cạnh tranh quyết liệt với Huawei và một số đang phát triển hệ điều hành riêng của họ dựa trên Android.

Cơ hội vẫn để ngỏ khi các nhà phân tích tại Jefferies cho biết, nhiều khả năng chính phủ Trung Quốc sẽ yêu cầu các đối thủ của Huawei chuyển từ Android sang Harmony.

Tham vọng của Huawei đối với Harmony vượt ra ngoài ranh giới điện thoại thông minh. Hệ thống này sẽ sớm thay thế Windows trên máy tính xách tay của công ty. Nó có thể sử dụng trên tất cả các thiết bị, bao gồm cả những chiếc ô tô mà Huawei hỗ trợ thiết kế.

Điều đó sẽ giúp xoa dịu nỗi lo ngại của Trung Quốc về sự phụ thuộc của đất nước vào Công Nghệ nước ngoài – và khiến các gã khổng lồ Công Nghệ phương Tây không thể ngồi yên một chỗ.

ASML gặp khó tại thị trường Trung Quốc

Một cỗ máy quang khắc của ASML. Ảnh: ASML

ASML, công ty sản xuất thiết bị quang khắc hàng đầu thế giới có trụ sở tại Hà Lan, vô tình để lộ báo cáo tài chính sớm vào ngày 16/10. Hãng sau đó cho biết là do “lỗi kỹ thuật”.

Theo CNBC, rò rỉ này đã cung cấp cái nhìn đầu tiên về ảnh hưởng của những hạn chế xuất khẩu từ Mỹ đối với doanh thu của ASML tại Trung Quốc. Trong khi đó, Reuters đánh giá báo cáo có thể “gây chấn động thị trường chip toàn cầu”.


Một cỗ máy quang khắc của ASML. Ảnh: ASML

Một cỗ máy quang khắc của ASML. Ảnh: ASML

Cụ thể, ASML cho biết doanh thu của hãng vượt kỳ vọng với 7,5 tỷ euro (8,15 tỷ USD), nhưng đơn đặt hàng chỉ đạt 2,6 tỷ euro (2,83 tỷ USD), thấp hơn nhiều so với ước tính 5,6 tỷ euro từ Sàn chứng khoán London (LSEG). Công ty Hà Lan cũng dự đoán doanh thu năm 2025 sẽ nằm trong khoảng từ 30 tỷ đến 35 tỷ euro (32,7 tỷ đến 38,1 tỷ USD), thấp hơn so với dự kiến trước đó.

Trong báo cáo được tiết lộ sớm, ông Roger Dassen, Giám đốc tài chính của ASML, nói doanh thu từ Trung Quốc sẽ giảm vào năm sau do hạn chế xuất khẩu từ Mỹ. “Chúng ta đều đọc báo chí và thấy có những đồn đoán xung quanh kiểm soát xuất khẩu. Điều này khiến chúng tôi phải thận trọng hơn về doanh số bán hàng tại Trung Quốc”, ông nói.

Sau khi thông tin được tiết lộ, vốn hóa ASML đã bốc hơi hơn 50 tỷ USD.

ASML đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng chip toàn cầu với các máy in quang khắc cực tím tiên tiến, được sử dụng bởi nhiều hãng sản xuất chip lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, đầu năm nay, việc Mỹ cấm các công ty có sử dụng Công Nghệ của nước này bán hàng cho Trung Quốc khiến ASML mất đi thị trường rộng lớn. Trước đó, công ty Hà Lan vẫn bán các mẫu máy quang khắc cực tím sâu DUV cho Trung Quốc.

Báo cáo tài chính của công ty Hà Lan cho thấy 29% doanh thu đến từ Trung Quốc. Doanh số bán hàng sang nước này tăng mạnh trong ba quý đầu năm do khách hàng cố gắng mua máy DUV trước khi các hạn chế xuất khẩu được áp dụng.

Phó giáo sư Chris Miller tại trường Fletcher thuộc Đại học Tufts và tác giả cuốn sách Chip War, nhận định Trung Quốc vẫn là thị trường rất quan trọng đối với ASML dù hãng không còn được bán hàng ở đây. Ông dự đoán công ty vẫn có một nguồn doanh thu đáng kể thông qua việc nước này nhập máy móc quang khắc theo con đường gián tiếp.

Nói với CNBC, các nhà phân tích tại Bank of America nhận định ASML đang đối mặt với “sự suy giảm mạnh mẽ” từ Trung Quốc, với con số có thể “dần về 0”. Đồng tình với quan điểm này, Abishur Prakash, người sáng lập công ty tư vấn The Geopolitical Business có trụ sở tại Toronto, cho rằng doanh thu của ASML sẽ giảm rất mạnh khi công ty bị “hạn chế nghiêm trọng” bởi kiểm soát xuất khẩu cũng như khi các doanh nghiệp bán dẫn Trung Quốc tự chủ được máy quang khắc. “Giống như Intel, ASML phụ thuộc sâu sắc vào Trung Quốc”, Prakash nói.

ASML chưa đưa ra bình luận.

Bảo Lâm (theo CNBC, Reuters)



Lý do hàng giá rẻ Trung Quốc “gây nghiện” trên Shopee, Temu: Ai sợ cứ sợ, người mua cứ mua

Nhà sản xuất lo sợ đồ Trung Quốc, người dân "tặc lưỡi": Cứ giá rẻ mà tốt thì mua - Ảnh 1.

Trước bối cảnh chi phí sinh hoạt tăng cao, đồ giá rẻ Trung Quốc trên các ứng dụng như Shopee hoặc Temu trở thành cứu cánh cho nhiều người.

Làn sóng giá rẻ Trung Quốc

Trong lúc các nhà sản xuất nhỏ lẻ ở Đông Nam Á ngày càng lo lắng trước sự xâm nhập của hàng giá rẻ Trung Quốc, người tiêu dùng trong khu vực lại thích thú với mức giá phải chăng của đồ chơi, mỹ phẩm và quần jean – những thứ giao đến họ nhanh chóng chỉ nhờ vài cú nhấp chuột trên các nền tảng như Shopee hoặc Temu.

Theo SCMP, làn sóng hàng hóa giá rẻ đang gây sức ép lên chính phủ Indonesia, Thái Lan và Malaysia nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước thông qua áp dụng hoặc tăng thuế bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử.

Tuy nhiên, đối với nhiều người tiêu dùng Đông Nam Á, sự gia tăng các sản phẩm giá hời này lại mang đến sự thoải mái trong bối cảnh chi phí sinh hoạt cao, cho phép họ mở rộng ngân sách vượt ra ngoài những chi phí thiết yếu như năng lượng và tiền thuê nhà.

Nhà sản xuất lo sợ đồ Trung Quốc, người dân "tặc lưỡi": Cứ giá rẻ mà tốt thì mua - Ảnh 1.

Đối với bà mẹ người Malaysia Cindy Hong, mua sắm trực tuyến đã thay đổi mọi thứ. Cô tìm thấy những món quà Giáng sinh và đồ chơi giá cả phải chăng cho sinh nhật con gái mình trên Shopee, được vận chuyển trực tiếp từ Trung Quốc.

“Nó rẻ hơn rất nhiều so với đồ chơi có thương hiệu trong các cửa hàng và quan trọng hơn là con gái tôi hoàn toàn hài lòng với những gì cháu nhận được”, Hong, giám đốc nhân sự 45 tuổi, cho biết.

Thị trường thương mại điện tử tiêu dùng đang bùng nổ tại Malaysia, với doanh thu dự kiến đạt 7,88 tỷ USD trong năm nay – tăng 14% so với năm trước, theo Statista.

Theo nghiên cứu năm 2023 của Đại học Malaya, bối cảnh làn sóng giá rẻ Trung Quốc ngập tràn hiện tại được thúc đẩy bởi nhu cầu của người tiêu dùng ở hầu hết các mức thu nhập, đặc biệt là thế hệ 35 tuổi trở xuống.

Nghiên cứu nhận thấy người tiêu dùng Malaysia nhìn chung có cái nhìn tích cực về thương mại điện tử xuyên biên giới với Trung Quốc, miễn là các sản phẩm hữu ích và có thể truy cập thông qua các nền tảng an toàn.

Tuy nhiên, việc xác định sản phẩm nào hữu ích có thể là thách thức đối với các nhà giao dịch. Các nền tảng lớn như Shopee và Lazada có hàng chục nghìn nhà cung cấp, cung cấp mọi thứ từ bút và đồ trang sức đến các mặt hàng ngách như dây đeo đồng hồ thông minh đã ngừng sản xuất.

Đối với những thương nhân như Will (giấu tên), hàng nhập khẩu từ Trung Quốc rẻ hơn sẽ giúp có được nguồn hàng tồn kho đa dạng, giúp tăng tiềm năng bán hàng.

“Chúng tôi cần có nhiều loại sản phẩm trong kho và các nhà cung cấp Trung Quốc hiện cung cấp chất lượng tốt với giá thấp hơn. Điều này giúp quản lý được chi phí với biên lợi nhuận tốt”, ông nói. “Mọi người muốn ăn mặc thời trang mà không phải móc hầu bao. Bạn có thể tiết kiệm được nhiều khi mua sắm trực tuyến”.

Đồ giá rẻ Trung Quốc giúp cuộc sống trở nên dễ dàng

Nhà sản xuất lo sợ đồ Trung Quốc, người dân "tặc lưỡi": Cứ giá rẻ mà tốt thì mua - Ảnh 2.

Tại Indonesia, chính phủ nhận thấy mối đe dọa đối với các nhà sản xuất giày dép, quần áo và gốm sứ trong nước từ chuỗi cung ứng hiệu quả của Trung Quốc, vốn thường tận dụng công nghệ hơn lao động thủ công.

Vào tháng 7, Bộ trưởng Thương mại Zulkifli Hasan đã công bố kế hoạch áp dụng mức thuế lên tới 200% đối với nhiều loại sản phẩm, bao gồm hàng dệt may, quần áo, giày dép, gốm sứ và đồ điện tử, nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp địa phương khỏi làn sóng hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc.

Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Indonesia, hưởng lợi từ mức thuế thấp theo các hiệp định thương mại khu vực.

Trong khi động thái bảo vệ các ngành công nghiệp địa phương nhận được sự đồng tình của các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì những người tiêu dùng như Fitri Aprilia, 28 tuổi, lại có những mối quan tâm cấp bách hơn.

“Con tôi lớn nhanh hơn quần áo, giày dép”, cô nói, ám chỉ đến đứa con 9 tháng tuổi của mình. “Thế nên tôi phải liên tục mua đồ mới.”

Chia sẻ với This Week in Asia, Aprilia nói không mấy quan tâm đến nguồn gốc của sản phẩm.

“Tôi chỉ tìm kiếm những thứ có đánh giá tốt mà giá cả cũng không quá đắt”, cô nói. “Mua sắm trực tuyến như trên Shopee hay Tokopedia đã giúp cuộc sống của tôi dễ dàng hơn”.

Để ứng phó với những lo ngại về cạnh tranh tại Indonesia, các nền tảng như Shopee đã đưa ra các sáng kiến hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ trong nước, chẳng hạn như “Shopee Pilih Lokal” (Shopee Choose Local), trong đó nêu bật các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa cùng các thương hiệu địa phương. Trong nửa đầu năm nay, sáng kiến này đã thu hút hơn 29 triệu lượt truy cập.

Chuyên gia tiếp thị Ivana Setiawan, 26 tuổi, cho biết cô thường tìm đến các tiểu thương địa phương khi mua các mặt hàng bền như quần áo batik hoặc đồ ăn nhẹ như khoai tây chiên chuối.

“Nhưng đôi khi tôi cần sắm thứ gì đó nhanh chóng và tiết kiệm trên gian hàng trực tuyến, như áo sơ mi trơn hoặc dép xăng đan rẻ tiền… thì tôi chỉ chọn dựa trên giá cả”, cô thừa nhận.

Quá trình lấy lại màu sắc cho đội quân đất nung bất tử

Quá trình lấy lại màu sắc cho đội quân đất nung bất tử

Quá trình lấy lại màu sắc cho đội quân đất nung bất tử

 
 
Quá trình lấy lại màu sắc cho đội quân đất nung bất tử

Video: CGTN



Vệ tinh tái sử dụng đầu tiên của Trung Quốc trở về

Vệ tinh tái sử dụng đầu tiên của Trung Quốc, Shijian 19, trở về Trái Đất. Ảnh: Chinadaily


Vệ tinh tái sử dụng đầu tiên của Trung Quốc, Shijian 19, trở về Trái Đất. Ảnh: Chinadaily

Vệ tinh tái sử dụng đầu tiên của Trung Quốc, Shijian 19, trở về Trái Đất. Ảnh: Chinadaily

Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) cho biết, Shijian 19 sau khi hạ cánh đã được các nhân viên từ Trung tâm Phóng Vệ tinh Tửu Tuyền thu hồi và mở ra để lấy hàng hóa. Bên trong vệ tinh có hạt giống thực vật, mẫu vi sinh vật, thiết bị trình diễn công nghệ, dụng cụ thí nghiệm không gian và một số vật phẩm văn hóa. Ngoài ra, vệ tinh còn mang theo nhiều thiết bị khoa học từ 5 quốc gia, bao gồm Thái Lan và Pakistan.

Trước đó, Shijian 19 phóng lên không gian nhờ tên lửa đẩy Trường Chinh 2D từ Trung tâm Phóng Vệ tinh Tửu Tuyền ngày 27/9. Vệ tinh do Viện Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc tại Bắc Kinh phát triển, mục đích phục vụ các chương trình nhân giống đột biến trong không gian và thực hiện những thử nghiệm bay cho nghiên cứu vật liệu và linh kiện điện tử.

Theo CNSA, vệ tinh có mức độ vi trọng lực tốt và khả năng mang tải lớn. Do đó, nó là nền tảng tốt cho các thí nghiệm vi trọng lực, đồng thời giúp thúc đẩy nghiên cứu về vật lý vi trọng lực và khoa học đời sống.


Cận cảnh vệ tinh Shijian 19. Ảnh: Chinadaily

Cận cảnh vệ tinh Shijian 19. Ảnh: Chinadaily

Trung Quốc phóng vệ tinh có thể thu hồi đầu tiên vào năm 1975, trở thành quốc gia thứ ba sau Mỹ và Liên Xô sở hữu loại phương tiện vũ trụ này. Từ đó đến nay, Trung Quốc đã phóng gần 30 phương tiện vũ trụ như vậy. Chúng giúp các nhà khoa học thực hiện hàng trăm thử nghiệm và thí nghiệm trong không gian. Tuy nhiên, dù thu hồi được, không vệ tinh nào trong số đó có thể tái sử dụng. Điều này đồng nghĩa, chúng phải “nghỉ hưu” ngay khi các nhân viên lấy hàng hóa bên trong ra.

Shijian 19 là một bước đột phá vì vừa có thể thu hồi, vừa tái sử dụng được. Vệ tinh tái sử dụng là sự bổ sung cho trạm vũ trụ Thiên Cung khi thực hiện các thí nghiệm và thử nghiệm trong không gian, theo Wang Yanan, tổng biên tập tạp chí Aerospace Knowledge.

“Do sự tiến bộ nhanh chóng về khoa học công nghệ ở Trung Quốc, chúng ta chứng kiến ngày càng nhiều thí nghiệm khoa học và thử nghiệm công nghệ chờ được đưa lên quỹ đạo.

“Giờ đây, với dịch vụ của vệ tinh tái sử dụng mới, giới nghiên cứu sẽ có nhiều cơ hội hơn để gửi bộ thí nghiệm hoặc thử nghiệm lên không gian. Nền tảng mới này cũng hứa hẹn thời gian chờ đợi ngắn hơn và chi phí thấp hơn, một điều rất hấp dẫn”, ông bổ sung.

Thu Thảo (Theo ECNS)