Lưu trữ thẻ: Trung Quốc khoe công nghệ mới khiến F-22

Trung Quốc khoe công nghệ mới khiến F-22, F-35 Mỹ hiện nguyên hình: Hóa ra từ một ý tưởng bị bỏ xó 15 năm

Trung Quốc khoe công nghệ mới khiến F-22, F-35 Mỹ hiện nguyên hình: Hóa ra từ một ý tưởng bị bỏ xó 15 năm- Ảnh 1.

Một loại radar đột phá đang được các nhà khoa học Trung Quốc phát triển, có thể phát hiện và theo dõi máy bay chiến đấu tàng hình F-22 bằng tín hiệu từ hệ thống vệ tinh định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc. Sử dụng ăng-ten thu đơn giản, radar này có chi phí hiệu quả, có thể triển khai ở hầu hết mọi nơi trên Trái Đất và không phát ra tín hiệu làm lộ vị trí của nó.

Ngoài ra, nếu BeiDou bị nhiễu, nó có thể chuyển đổi băng tần để sử dụng GPS, Galileo của Châu Âu hoặc GLONASS của Nga, đảm bảo hoạt động không bị gián đoạn.

Trung Quốc khoe công nghệ mới khiến F-22, F-35 Mỹ hiện nguyên hình: Hóa ra từ một ý tưởng bị bỏ xó 15 năm- Ảnh 1.

 

Hệ thống radar mới của Trung Quốc

Trong một bài báo được công bố trên Tạp chí Công nghệ Quốc phòng của Đại học Quốc gia Trung Quốc mới đây, nhóm dự án đã sử dụng hình ảnh của một chiếc F-22 Raptor – máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến nhất của Mỹ, để minh họa cho mục tiêu giả định của radar.

Dữ liệu hiệu suất ước tính cho thấy công nghệ này cũng có thể được áp dụng để phát hiện các máy bay tàng hình khác, chẳng hạn như F-35. Trung Quốc có một số lượng lớn radar chống tàng hình dọc theo bờ biển và trên các tàu chiến. Nhưng hệ thống radar này phức tạp về mặt công nghệ và chỉ một số ít quốc gia có tiềm lực mới có khả năng duy trì hoạt động của nó.

Theo Wen Yuanyuan, kỹ sư cao cấp của Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về truyền thông vi sóng không gian tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây, radar BeiDou sẽ giúp công nghệ chống tàng hình trở nên dễ tiếp cận hơn. BeiDou là hệ thống định vị toàn cầu của Trung Quốc, có số lượng vệ tinh gần gấp đôi so với GPS.

Wen cho biết: “Với khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, phạm vi phủ sóng toàn cầu, tính liên tục, tần số truyền ổn định và thời gian chính xác, hệ thống này rất lý tưởng để phát hiện các mục tiêu nhỏ và yếu trên màn hình radar“.

Trung Quốc khoe công nghệ mới khiến F-22, F-35 Mỹ hiện nguyên hình: Hóa ra từ một ý tưởng bị bỏ xó 15 năm- Ảnh 2.

 

Khi tín hiệu BeiDou gặp máy bay tàng hình, chúng sẽ bị khúc xạ, tạo ra tiếng vang đặc biệt giúp các nhà khoa học có thể phân tích để đưa ra dự đoán khá chính xác về loại mục tiêu và vị trí của nó.

Nhưng tín hiệu bị máy bay tàng hình khúc xạ cực kỳ yếu và các tín hiệu vệ tinh đó cũng có thể phản xạ từ các tòa nhà, cây cối và các vật thể khác, gây ra hiện tượng nhiễu loạn.

Wen đã đề xuất một phương pháp “phát hiện tàng hình” chưa từng có, sử dụng một kênh duy nhất để xác định máy bay tàng hình mà không cần đến ăng-ten tham chiếu. Theo các nhà nghiên cứu, thiết kế mới này không chỉ cắt giảm đáng kể chi phí của radar mà còn giúp cấu trúc của radar đơn giản, dễ triển khai và hiệu quả hơn.

Thuật toán độc đáo

Vào năm 1991, khi thế giới vẫn đang choáng váng vì Chiến tranh Lạnh kết thúc, Goran Zivanovic, một nhà khoa học máy tính ở Belgrade, khi đó là thủ đô của Nam Tư, đã phát minh ra một phương pháp mới để phát hiện tần số tuần hoàn ẩn trong tín hiệu điện từ.

Sau khi thuật toán này được công bố, Zivanovic đã biến mất khỏi giới học thuật và Nam Tư tan rã một năm sau đó. Công trình của ông ít được chú ý và trong 15 năm sau đó, không có nhà khoa học phương Tây nào trích dẫn các bài báo của ông.

Nhưng ở Trung Quốc, ý tưởng của ông rất được coi trọng và được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như radar, thông tin liên lạc và sonar. Nhóm của Wen đã nâng cấp thuật toán ban đầu để có thể ứng dụng vào việc phát hiện tín hiệu mục tiêu tàng hình.

Trong các thử nghiệm mô phỏng, thuật toán đã phân biệt thành công khoảng cách, hướng và tốc độ của ba mục tiêu tàng hình với nhiễu vô tuyến. Trung Quốc đang tận dụng một loạt các tiến bộ công nghệ để tăng cường khả năng chiến đấu chống lại Quân đội Mỹ.

Ngoài vệ tinh dẫn đường, các nhà khoa học Trung Quốc cũng đang phát triển các phương pháp khác để bắt máy bay tàng hình như tín hiệu sóng dài có thể phản xạ bởi tầng điện ly, bức xạ do vệ tinh Starlink tạo ra và thậm chí cả sóng điện từ do radar căn cứ quân sự Mỹ phát ra. Một số vệ tinh thương mại của Trung Quốc, được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo, cũng đã phát hiện và theo dõi máy bay chiến đấu F-22 bay qua mây.

Mỹ đang thay đổi chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương để đối phó với sự tiến bộ nhanh chóng về công nghệ và năng lực quân sự của Trung Quốc. Vào tháng 6 vừa qua, Quân đội Mỹ đã công bố điều khoảng 10.000 binh sĩ từ các căn cứ quân sự của mình tại Nhật Bản đến Guam và Hawaii, những địa điểm xa hơn Trung Quốc.

Trong tương lai sự cạnh tranh của các cường quốc sẽ được quyết định bởi những công nghệ vượt thời đại, trong cuộc đua này Trung Quốc đang thể hiện những bước tiến lớn nhằm vượt mặt đối thủ Mỹ.