Lưu trữ danh mục: Kiến Thức Về Website

Hướng dẫn upload website lên Cpanel Web Hosting

I. Chuẩn bị :

  • Files source code của website, file này có thể là toàn bộ dữ liệu trong file public_html, bản backup hoặc source code cũ.
  • Files database(nếu có), file database đã liên kết với web.
  • Kiểm tra version PHP của source code cũ.
  • Truy cập vào trang Control Panel của tài khoản hosting mới.

II. Thao tác cụ thể :

1. Bước 1: Upload file website(source code) lên Hosting.

  • Chuyển tới mục Files và chọn File Manager .
  • Tiếp tục vào thư mục public_html, đây là thư mục chứa source code của domain chính.
  • Ngoài ra, Quý khách còn có thể kiểm tra đường dẫn trong phần Domains mục Domains.
  • Tiếp theo, chọn Uploads để up file source code lên.
  • Chọn Select FileOpen file souce code lên đợi đến khi complete là được.
  • Sau đó ta chọn Extract để giải nén file ra.

Nếu trường hợp chỉ giải nén ra thư mục gốc, nó sẽ không nhận diện được web của bạn, ta phải di chuyển nó ra ngoài bằng cách :

  • Chọn Select All, chọn Move để di chuyển toàn bộ ra ngoài file public_html.

2. Bước 2 : Upload Database lên Hosting.

  • Tiến hành tạo Database và User mới(cần lưu lại thông tin Database, User và Password), ta vào mục Databases chọn MySQL Databases.
  • Ở phần Create New Database, nhập tên database muốn tạo và nhấn Create Database. Để tránh những lỗi không đáng có, nên ưu tiên đặt tên database giống với tên database ở site cũ.
  • Ở phần Add New User điền thông tin cần thiết để tạo User mới.
  • Đến phần Add User To Database để thêm User vào quản lí Database.
  • Tick chọn full quyền và sau đó nhấn Make Changes.
  • Database mới đã được tạo.
  • Tiếp theo, ở phần Databases chọn phpMyAdmin.
  • Chọn database vừa tạo, chọn tab Import (Nhập) để Upload file Database lên.
  • Đảm bảo việc import databse thành công (như hình dưới).
  • Sau khi hoàn thành việc import database, Quý khách cần cấu hình lại thông tin truy cập database trong source code như database host, database name, database username và database password. Tùy vào từng loại mã nguồn, file cấu hình sẽ có tên gọi và vị trí khác nhau. Trong hướng dẫn này, source sử dụng là WordPress, file cấu hình sẽ có tên là wp-config.php
  • Sử dụng những giá trị bạn vừa tạo khi nãy.

3. Bước 3: Đổi version PHP.

  • Tại phần Software, chọn mục Select PHP Version.
  • Ở Current PHP version nhấn chọn version PHP phù hợp, sau đó nhấn Set as current.

4. Bước 4: Trỏ Domain về Hosting mới

  • Tại mục General Information Quý khách sẽ tìm thấy địa chỉ IP của Server Hosting.
  • Đăng nhập vào trang quản lí domain của Quý khách, sau đó trỏ domain về IP server ở trên.

5. Bước 5: Kiểm tra.

Truy cập website để kiểm tra trạng thái hoạt động.

Như vậy, Long Vân đã hoàn thành hướng dẫn Quý khách cách upload website lên server Cpanel Web Hosting, chúc Quý khách thành công!

Hướng dẫn cài đặt Nodejs app trên Web Hosting

I. Nodejs app:

Node.js là một nền tảng mã nguồn mở đa nền tảng dựa trên JavaScript được sử dụng để xây dựng các ứng dụng web thời gian thực. Nó được xây dựng trên V8, trình thông dịch JavaScript được sử dụng trong trình duyệt Chrome. Node.js sử dụng kiến trúc hướng sự kiện, có nghĩa là nó xử lý các yêu cầu của người dùng một cách không đồng bộ, điều này làm cho nó trở nên hiệu quả và có thể mở rộng.

Dịch vụ Web Hosting của Long Vân, Quý khách hàng có thể dể dàng tạo môt ứng dụng Nodejs thông qua công cụ quản lý của Cpanel.

II. Cài đặt ứng dụng Node.js

  1. Bước 1: Truy cập vào web Control Panel của dịch vụ Web Hosting ở Long Vân.
  2. Bước 2: Trong phần Software, chọn Setup Node.js App
  3. Bước 2: chọn CREATE APPLICATION

  4. Bước 4: Nhập các thông tin theo yêu cầu và nhấn chọn CREATE, các tùy chọn thông tin bao gồm:
    • Node.js version: chọn phiên bản Node.JS để chạy ứng dụng.
    • Application mode: chọn Development hay Production tùy theo nhu cầu. Trong hướng dẫn này ta chọn Development.
    • Application root: tên thư mục chính của ứng dụng Node.JS.
    • Application URL: đường dẫn đến website Node.JS App, để trống nếu bạn muốn truy cập trực tiếp bằng tên miền.
    • Application startup file: tập tin mặc định của ứng dụng. Có thể bỏ trống trong trường hợp tạo một ứng dụng mới hoàn toàn.
    • Passenger log file: đường dẫn của file log cho app trong quá trình sử dụng. Có thể để mặc định.
  5. Bước 5: Kiểm tra nodejs đã hoạt động:
  6. Để thực hiện các lệnh với nodejs trên terminal của Cpanel
    • Đầu tiên copy command mà có sẵn khi tạo xong nodejs app.
    • Truy cập vào chức năng terminal sau đó dán command mà ta copy ở trên.
    • Sau đó chúng ta có thể thực hiện các command liên quan tới nodejs.

Như vậy, Long Vân đã hoàn thành hướng dẫn Quý khách cách tạo một ứng dụng NODE.JS trên dịch vụ Web Hosting của Long Vân. Chúc Quý khách thành công!

Hướng dẫn cài đặt Python app trên Web Hosting

I. Python

Python là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, cấp cao, mạnh mẽ, được tạo ra bởi Guido van Rossum. Python có cú pháp đơn giản và dễ sử dụng, do đó nó trở thành một trong những ngôn ngữ lập trình nhập môn tốt nhất cho người mới bắt đầu.

Dịch vụ Web Hosting của Long Vân, Quý khách hàng có thể dể dàng tạo môt ứng dụng Python thông qua công cụ quản lý của Cpanel.

II. Cài đặt ứng dụng Python trên Web Hosting

  1. Bước 1: Truy cập vào web Control Panel của dịch vụ Web Hosting ở Long Vân.
  2. Bước 2: Trong phần Software, chọn Setup Python App
  3. Bước 3: chọn CREATE APPLICATION
  4. Bước 4: Nhập các thông tin theo yêu cầu và nhấn chọn CREATE, các tùy chọn thông tin bao gồm:
    • Python version: Phiên bản Python để chạy app.
    • Application root: Tên thư mục chính của Python App.
    • Application URL: đường dẫn đến website Python App, để trống nếu bạn muốn truy cập trực tiếp bằng tên miền.
    • Application startup file: tập tin mặc định của ứng dụng. Có thể bỏ trống trong trường hợp tạo một ứng dụng mới hoàn toàn.
    • Application Entry point: wsgi callable object cho app. Có thể để mặc định.
    • Passenger log file: đường dẫn của file log cho app trong quá trình sử dụng. Có thể để mặc định.
  5. Bước 5: Kiểm tra python đã hoạt động
  6. Để thao tác lệnh với python trên terminal của Cpanel
    • Đầu tiên copy command mà có sẵn khi tạo xong python app
    • Truy cập vào chức năng terminal sau đó paste command đã copy ở bước trên.
    • Sau cùng chúng ta đã có thể thực hiện các lệnh Python trên terminal.

Như vậy, Long Vân đã hoàn thành hướng dẫn Quý khách cách tạo một ứng dụng Python trên dịch vụ Web Hosting của Long Vân. Chúc Quý khách thành công!

Hướng dẫn cách thêm PHP Extension trên hosting cPanel

Khi sử dụng PHP trên hosting cPanel, mỗi source web PHP sẽ có yêu cầu nhiều extention khác nhau để hoạt động hoặc tối việc tốc độ của website. Dưới đây là hướng dẫn thêm extention trên hosting cPanel.

  1. Truy cập vào cPanel với thông tin user đã được cung cấp.

  2. Chọn Select PHP version.
    • Trình quản lí cPanel -> Software -> Select PHP version ( hoặc Search “Select PHP version” ở thanh Search Tools (/) góc trên bên phải và click chọn).
    • Xác định PHP của domain đang chạy để chọn phiên bản PHP và extendtion cho PHP mà bạn muốn. Click chọn vào extention mong muốn, Cpanel sẽ hoàn toàn tự động cài đặt.

Như vậy Long Vân đã hướng dẫn Quý khách cách thêm extention PHP trên Cpanel. Chúc các bạn thành công.

Hướng dẫn thay đổi mật khẩu quản trị Cpanel

Làm cách nào để thay đổi mật khẩu tài khoản quản trị cPanel

Trong quá trình sử dụng đôi khi việc thay đổi mật khẩu là hết sức quan trọng, nhất là trong những tình huống như đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin, quên mật khẩu đăng nhập quản trị cPanel
Sau đây là hai cách để chúng ta có thể thay đổi hoặc quên mật khẩu cho cPanel dịch vụ hosting.

I. Cách 1: Đổi pass trực tiếp trên dịch vụ Cpanel do Long Vân cung cấp

Đầu tiên, sau khi nhận được thông tin dịch vụ qua e-mail do Long Vân cung cấp
hãy thay đổi thông tin mật khẩu, để thao tác thay đổi mật khẩu trên cPanel
tiến hành theo các bước sau:

1. Bước 1: Đăng nhập vào cPanel bằng thông tin mặc định (được cấp trên trang member.supercloud.vn)

2. Bước 2: chọn Preferences -> Password & Security

hoặc cuộn chuột xuống để tìm

3. Bước 3: điền mật khẩu cũ (mặc định) và mật khẩu mới và lặp lại để tiến hành đổi mật khẩu,
sau đó chọn Change your password now!

II. Cách 2: Khôi phục mật khẩu trên trang member (trường hợp này dành cho lúc quên mật khẩu)

Truy cập trang member, trong phần dịch vụ chọn Chi tiết

Trong trang quản lý dịch vụ ta chọn Đổi mật khẩu

Ở đây ta nhập thông tin hosting và mật khẩu mới cần khôi phục

như vậy Long Vân đã hoàn tất hướng dẫn thay đổi mật khẩu quản trị cPanel, chúc Quý khách thành công!

Windows Firewall và hướng dẫn cấu hình

image-1634102773450.png

I.Network Profile
  1. Network Profile:
    • Network Profile được gán trên Card mạng.
    • Trong windows server có 3 loại network profile, với mỗi loại network profile sẽ có chính sách bảo vệ khác nhau. Bao gồm:
      • Private – network nội bộ, có mức độ an toàn cao. Với loại profile network này, server có thể scan các thiết bị khác trong mạng LAN, cũng như chia sẽ file.
      • Public – network không đáng tin cậy. Server ở chế độ này sẽ ẩn đối với các thiết bị khác. Server cũng không thể chia sẽ file. Trong trường hợp các dịch vụ Server của Long Vân, card mạng public nên được gán loại profile này để đảm bảo an toàn.
      • Domain – server là một thành phần trong một Active Directory domain. Server sẽ tự động chuyển sang profile này khi server join domain. Có thể sử dụng Group Policy để cấu hình khi card mạng được gán ở Profile này.
  2. Kiểm tra network profile – có thể sử dụng một trong 2 cách sau:
    • Control Panel –> Network and Sharing Center.
    • Mở powershell và gõ lệnh:Get-NetConnectionProfile
      image-1634102773450.png
  3. Chuyển đổi network profile của card mạng – để thay đổi profile network có thể tiến hành các bước như sau:
    • Mở powershell.
    • Gõ lệnh Get-NetConnectionProfile để lấy thông tin network profile hiện tại, đồng thời lấy InterfaceIndex của card mạng cần thay đổi.
    • Sử dụng lênh sau để thay đổi:Set-NetConnectionProfile -InterfaceIndex [id] -NetworkCategory [Private|Public] với id là InterfaceIndex đã có ở bước 2
II. Firewall
  1. Kiểm tra trạng thái.
    • Mở cửa sổ Run.
    • Nhập “control firewall.cpl” và nhấn enter để truy cập Firewall.
    • Trong mỗi Network profile, trạng thái firewall sẽ hiển thị ở dòng “Windows Firewall State”. Hoặc có thể theo dõi dựa vào màu sắc của Nerwork Profile (Xanh lá: firewall enable, Đỏ: firewall disable)
      image-1634102953442.png
    • Các công cụ chính trên giao diện Windows Firewall, bao gồm:
      • Turn Windows Firewall on or off : bật tắt window firewall
      • Advanced settings : cấu hình chi tiết các rule trên firewall.
      • Restore default : reset lại cấu hình mặc định ban đầu của firewall.
  2. Định hướng cấu hinh.
    • Cấu hình enable Firewall.
    • Disable toàn bộ những rule có sẳn trong Windows Firewall with Advanced Security on Local Computer –> Inbound Rules.
    • Chỉ cấu hình cho phép truy cập với các port và ip xác định.
  3. Mở port.
    • Truy cập Windows Firewall.
    • Trong Windows Firewall with Advanced Security, mục Inbound Rules, cột Action, chọn New Rules … để tạo mới một Rule
    • Cửa sổ New Inbound Rule Wizard, chọn Custom để thiết lập chi tiết Rule. Có thể chọn Port để thiết lập mở port nhanh và đơn giản hơn.
      image-1635490593841.png
    • Mục Program, chọn All program. Nhấn Next để tiếp tục.
    • Mục Protocol and Ports, chọn giao thức (TCP, UDP, ICMP, …) và thiết lập Local port – port muốn mở cho dịch vụ chạy trên server (Web: 80, 443, MSSQL: 1433,…). Nhấn Next để tiếp tục.
      image-1635490796960.png

      • Remote port là port mà Client sử dụng để kết nối đến server, thông thường client sẽ sử dụng các port random để kết nối đến, nên sẽ set All port cho tùy chọn này.
    • Mục Scope, sec chọn những IP hoặc dãy IP được phép truy cập vào dịch vụ.
      image-1635491038850.png

      • Local IP – là IP trên server. Thông thường chọn Any IP address – để cấu hình cho phép truy cập vào tất cả IP trên server. Trong trường hợp chỉ mở dịch vụ ở một IP nào đó thì chọn These IP address và nhập IP cụ thể.
      • Remote IP – là IP của client kết nối đến. Trong trường hợp chỉ cho phép một hoặc một số IP truy cập dich vụ, chọn These IP address và nhập IP hoặc range IP cụ thể.
    • Mục Action, chọn Allow Connection. Nhấn Next để tiếp tục.
      image-1635491369863.png
    • Mục Profile, lựa chọn profile tương ứng đã thiết lập ở Card mạng (mục I). Có thể chọn tất cả. Nhấn Next để tiếp tục.
    • Mục Name, nhập Tên của Rule đang cấu hình. Nhấn Finish để hoàn thành.
  4. Chặn truy cập dịch vụ đối với một số IP.
    • Trong Windows Firewall with Advanced Security, mục Inbound Rules, cột Action, chọn New Rules … để tạo mới một Rule.
    • Cửa sổ New Inbound Rule Wizard, chọn Custom để thiết lập chi tiết Rule.
    • Mục Program, chọn All program. Nhấn Next để tiếp tục.
    • Mục Protocol and Ports, chọn giao thức (TCP, UDP, ICMP, …) và thiết lập Local port.

      • Nếu thiết lập cấu hình Local port, sẽ chặn truy cập từ IP đến port hoặc dịch vụ theo port.
      • Chọn Any, tất cả các truy cập từ IP đến server đều bị chặn.
    • Mục Scope, sec chọn những IP hoặc dãy IP được cần chặn truy cập
      • Remote IP – là IP của client kết nối đến. Chọn These IP address và nhập IP hoặc range IP cụ thể cần chặn.
      • Local IP – chọn Any IP Address, hoặc 1 IP xác định trên server.
    • Mục Action, chọn Block the connection. Nhấn Next để tiếp tục.
    • Mục Profile, lựa chọn profile tương ứng đã thiết lập ở Card mạng (mục I). Có thể chọn tất cả. Nhấn Next để tiếp tục.
    • Mục Name, nhập Tên của Rule đang cấu hình. Nhấn Finish để hoàn thành.
  5. Backup cấu hình: Trong Windows Firewall with Advanced Security, cột Action.
    • Chọn Export Policy để backup cấu hình Windows Firewall.
    • Chọn Import Policy để apply một file cấu hình sẳn. Lưu ý không tiến hành Import cấu hình khi đang remote đến server (tiềm ẩn nguy cơ mất kết nối)

Hướng dẫn đổi port remote desktop trên Windows

image-1633420234182.png

Lưu ý: Chọn port remote mới tránh xung đột cổng kết nối với phần mềm khác. (ví dụ các port mặc định: 80 HTTP, 443 HTTPS, 1433 MSSQL, 3306 MySQL)

Port remote mặc định của Windows laf 3389. Để đổi port remote, cần thực hiện các thao tác sau:

  1. Bước 1: Tắt Firewall hoặc mở port Remote Desktop mới trên Windows Firewall. Nhằm đảm bảo server không bị mất kết nối Remote Desktop sau khi đổi port.
  2. Bước 2:
    • Truy cập regedit bằng cách vào dùng tổ hợp phím Ctrl + R, hoặc tìm đến Run trong thanh công cụ.
      image-1633420234182.png
    • Tìm đến đường dẫn: HKEY_LOCAL_MACHINE/SYSTEM/CurrentControlSet/Control/Terminal Server/WinStations/RDP-Tcp 
  3. Bước 3: Double click PortNumber và chọn Decimal sau đó nhập vào số port cần change ở mục Value data.
    image-1633420036560.pngNhấn OK để áp dụng cấu hình và thoát Registry.
  4. Bước 4: Restart hệ điều hành và truy cập remote desktop bằng port mới.

Hướng dẫn reset password trên Windows Server

image-1635389110808.png

Có nhiều cách để tiến hành reset password của hệ điều hành Windows. Dưới đây, Long Vân sẽ hướng dẫn Quý khách thực hiện reset password bằng cách sử dụng file cài đăt Windows.

  1. Bước 1: Mount file cài đặt (.iso) của hệ điiều hành đang sử dụng. Ví dụ server đang sử dụng Windows Server 2012 nên ưu tiên mount file cài đặt Windows Server 2012. Trong một số trường hợp, có thể sử dụng file cài đặt khác với hệ điều hành đang sử dụng.
  2. Bước 2: truy cập vào chế độ troubleshoot bằng command line trên disk cài đặt
    • Tắt server và  mở lại server, trong cửa sổ khởi động, nhấn ESC và chọn boot từ CD-ROM Driver
      image-1635389110808.png
    • Trong cửa sổ cài đặt Windows server, chọn Repair your computer
      image-1635389177130.png
    • Tiếp tục chọn Troubleshoot > Command Promt  để truy cập vào chế độ dòng lệnh
      image-1635389482302.png
  3. Bước 3: thực hiện các lệnh sau:
    # D:

    với D là partition cài đặt hệ điều hành trên server. Có thể sử dụng DISKPART để kiểm tra.

    # cd windowssystem32
    # ren utilman.exe  utilmand.exe.old
    # copy cmd.exe utilman.exe

    Sau cùng nhấn exit để thoát.
    image-1635389989534.png

  4. Bước 4trở về cửa sổ tùy chọn repair,  chọn Continue để boot vào server
    image-1635390365443.png
  5. Bước 5: Sau khi khi Windows đã khởi động xong, tại giao diện đăng nhập, nhấn phím Windows + U để mở cmd.
    Nhập lệnh đổi password với user với lệnh sau:

    # net user administrator [password]
    # exit

    image-1635390927266.pngXong bước này, Quý khách có thể truy cập server bằng password vừa đổi. Nhưng để đảm bảo an toàn, cần thực hiện việc khôi phục lại utilman ở bước tiếp,

  6. Bước 6: Thực hiện các lệnh sau để khôi phục utilman# cd windowssystem32
    # del utilman.exe
    # ren utilman.exe.old1 utilman.exe

Như vậy, Long Vân đã hoàn thành hướng dẫn các bạn cách để reset password trên Windows Server bằng cách sử dụng file cài đặt Windows. Chúc các bạn thành công !

Hướng dẫn gửi email thông báo khi startup

image-1642478478837.png

I. Tạo file script powershell.

Tạo một file powershell script (đuôi .ps1) với nội dung như bên dưới:

Trong đó:

  • $smtpServer và $smtpPort : mail server và port SMTP tương ứng sử dụng để gửi email.
  • $Username và $Password : thông tin xác thực (đăng nhập) vào mail server.
  • $email1, $email2 : các địa chỉ email nhận thông báo.
  • Subject : phần tiêu đề email cảnh báo
  • Body : nội dung email cảnh bảo

Trong phạm vi nội dung bài viết, file được tạo là testmail.ps1

image-1642478478837.png

#Địa chỉ email nhận
$email1 = 'you@domain.com'
$email2 = 'yourPartner@domain.com'
$smtpServer = 'mail.domain.com' $smtpPort = '25'
#Nếu bạn sử dụng dịch vụ mail hosting của Long Vân https://longvan.net/mail-hosting.html
#$smtpServer = 'mail.longvan.net' #$smtpPort = '25'
#Nếu bạn sử dụng gmail #$smtpServer = 'smtp.gmail.com'
#$smtpPort = '587'
#Thông tin đăng nhập
$Username = 'username@domain.com'
$Password = 'password'
$message = new-object System.Net.Mail.MailMessage;
$message.From = $Username; $message.To.Add($email1);
$message.To.Add($email2);
$message.Subject = "RESTART Notification";
$message.Body = "Hi there, this SERVER [ip-address] has been restart. Check it now, please!";
$smtp = new-object Net.Mail.SmtpClient($smtpServer,$smtpPort);
$smtp.EnableSSL = $true;
$smtp.Credentials = New-Object System.Net.NetworkCredential($Username, $Password);
$smtp.send($message); $smtp.Dispose()

II. Cấu hình tự động gửi email.

  1. Mở ứng dụng Task Scheduler sẳn có trên windows.
  2. Trong giao diện làm việc của Task , mục Action, chọn Create Task…
    image-1642478831677.png
  3. Trong cửa sổ Create Task, tab General:
    • Name : nhập tên của task cần tạo.
    • Chọn Run whether user is logged on or not, nhằm đảm bảo task sẽ được chạy khi chưa log on.
      image-1642479189980.png
  4. Trong tab Triggers , nhấn chọn New, và thiết lập thời gian lúc startup
    image-1642479424060.png image-1642479780326.png
  5.  Trong tab Action, chọn New nhập các thông tin như sau:
    • Action: Start a program
    • Program/script: nhập powershell
    • Add arguments (optional): đường dẫn đến file script đã tạo ở phần I
      image-1642585175502.png image-1642585194586.png
  6. Nhấn OK để hoàn thành việc tạo Task schedule, lúc này hệ điều hành sẽ yêu cầu nhập thông tin đăng nhập của server để hoàn tất quá trình.

III. Lưu ý.

  1. Nhằm đảm bảo task schedule hoạt động, cần kiểm tra đảm bảo script powershell (I) hoạt động và gửi / nhận email ổn định.
  2. Trong trường hợp Quý khách sử dụng server gmail để gửi email, cần đảm bảo:
    • Sử dụng App Password ở phần xác thực Sign in with App Passwords – Google Account Help
    • Enable Less secure apps (nếu không sử dụng 2-Step Verification ) Less secure apps & your Google Account – Google Account Help

Như vậy, Long Vân đã hoàn thành hướng dẫn các bạn cách gửi email cảnh báo khi Windows server bị restart. Chúc các bạn thành công !