Lưu trữ thẻ: #upload website

Hướng dẫn upload website lên HestiaCP

I. HestiaCP

HestiaCP là một Web Control Panel mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí, đồng thời là một nhánh của VestaCP. Nó cung cấp một giao diện web đơn giản và sạch sẽ, đồng thời cung cấp khả năng cho quản trị viên quản lý các tính năng cốt lõi của máy chủ web của họ, bao gồm quản lý và triển khai trang web, email, DNS và cơ sở dữ liệu một cách dể dàng.

HestiaCP cũng cung cấp giao diện dòng lệnh, bạn có thể đọc thêm trong tài liệu HestiaCP  Hestia Control Panel (hestiacp.com)

Là một nhánh của VestaCP nên HestiaCP cũng sẽ có giao diện làm việc khá tương đồng. Điều khác biệt cơ bản nhất là Hestia sẽ hỗ trợ Ubuntu và Debian, cụ thể bao gồm các phiên bản OS sau:

  • Debian 9
  • Debian 10
  • Ubuntu 16.04 LTS
  • Ubuntu 18.04 LTS
  • Ubuntu 20.04 LTS

II. Hướng dẫn upload Website lên HestiaCP

  1. Bước 1:  Đăng nhập vào HestiaCP với quyền User.
    Bạn có thể đăng nhập trực tiếp từ https://my-ip:8083 với user và password đã tạo trước đó. Hoặc truy cập từ tài khoản admin như hình dưới.
  2. Bước 2: tạo một domain mới
    Trong giao diện làm việc của Hestia, chọn Tab Web, sau đó nhấn chọn Add Web Domain để thêm một domain mới.
    Trong giao diện Add Web Domain, nhập các thông tin:

    • Domain: nhập vào tên domain
    • IP Address: Nếu VPS có nhiều hơn 1 IP bạn chọn tương ứng IP ở đây, nếu 1 IP thì bạn giữ nguyên.
    • Create DNS zone: Nếu bạn cần tạo DNS zone thì tick vào ô này.
    • Enable mail for this domain: để tạo email cho domain
    • Cuối cùng nhấn biểu tượng Save để tạo mới domain.
  3. Bước 3: upload source code
    • Trong giao diện làm việc của HestiaCP, ở dòng trên cùng, chọn tab Files.
    • Tìm đến thư mục web, sau đó chọn thư mục với tên domain vừa tạo.
    • Trong đó, thư mục public_html sẽ chứa toàn bộ source code của website. Truy vập vào thư mục public_html và xóa tất cả các file trong thư mục này (để tránh bị trùng với các file source code sẽ upload lên sau đó).
    • Bên trong thư mục public_html, nhấn chọn Add file và upload source code dưới dạng file nén (.zip). Sau đó giải nén như hình dưới.
  4. Bước 4: tạo database
    • Trong giao diện làm việc của Hestia, chọn tab Record > tab DB để vào giao diện quản lý database.
    • Nhấn chọn Add Database để tạo mới một database
    • Trong giao diện Add Database, nhập các thông tin bao gồm:
      • Database: Nhập tên Database
      • Username: Nhập tên Username truy cập database
      • Password: Nhập vào pass cho user
      • Type: Để mặc định
      • Host: Để localhost
      • Charset: Để mặc định
    • Cuối cùng nhấn Save để tạo database.
  5. Bước 5: import database
    • Trong giao diện làm việc của Hestia, chọn tab Record > tab DB để vào giao diện quản lý database.
    • Nhấn vào phpMyAdmin để truy cập vào phpMyAdmin trên server HestiaCP.
    • Tiếp tục sử dụng công cụ phpMyAdmin để import dữ liệu và database đã tạo ở bước 4. Quý khách có thể tham khảo thêm hướng dẫn ở Hướng dẫn import / export database trong phpMyAdmin – Long Vân (longvan.net)
  6. Bước 6: cấu hình kết nối database trong source
    • Vào trong thư mục chứa source code và tùy chỉnh lại cấu hình kết nối database với thông tin database đã tạo ở bước 4. Trong bài hướng dẫn này, Long Vân sử dụng source WordPress, file cấu hình sẽ là wp-config.php
  7. Bước 7: kiểm tra truy cập.
    Sau khi cấu hình kết nối database thành công, Quý khách có thể kiểm tra lại kết nối đến domain vừa tạo

Như vậy, Long vân đã hoàn thành hướng dẫn upload một website lên HestiaCP. Chúc Quý khách thành công !

Hướng dẫn upload website lên Cpanel Web Hosting

I. Chuẩn bị :

  • Files source code của website, file này có thể là toàn bộ dữ liệu trong file public_html, bản backup hoặc source code cũ.
  • Files database(nếu có), file database đã liên kết với web.
  • Kiểm tra version PHP của source code cũ.
  • Truy cập vào trang Control Panel của tài khoản hosting mới.

II. Thao tác cụ thể :

1. Bước 1: Upload file website(source code) lên Hosting.

  • Chuyển tới mục Files và chọn File Manager .
  • Tiếp tục vào thư mục public_html, đây là thư mục chứa source code của domain chính.
  • Ngoài ra, Quý khách còn có thể kiểm tra đường dẫn trong phần Domains mục Domains.
  • Tiếp theo, chọn Uploads để up file source code lên.
  • Chọn Select FileOpen file souce code lên đợi đến khi complete là được.
  • Sau đó ta chọn Extract để giải nén file ra.

Nếu trường hợp chỉ giải nén ra thư mục gốc, nó sẽ không nhận diện được web của bạn, ta phải di chuyển nó ra ngoài bằng cách :

  • Chọn Select All, chọn Move để di chuyển toàn bộ ra ngoài file public_html.

2. Bước 2 : Upload Database lên Hosting.

  • Tiến hành tạo Database và User mới(cần lưu lại thông tin Database, User và Password), ta vào mục Databases chọn MySQL Databases.
  • Ở phần Create New Database, nhập tên database muốn tạo và nhấn Create Database. Để tránh những lỗi không đáng có, nên ưu tiên đặt tên database giống với tên database ở site cũ.
  • Ở phần Add New User điền thông tin cần thiết để tạo User mới.
  • Đến phần Add User To Database để thêm User vào quản lí Database.
  • Tick chọn full quyền và sau đó nhấn Make Changes.
  • Database mới đã được tạo.
  • Tiếp theo, ở phần Databases chọn phpMyAdmin.
  • Chọn database vừa tạo, chọn tab Import (Nhập) để Upload file Database lên.
  • Đảm bảo việc import databse thành công (như hình dưới).
  • Sau khi hoàn thành việc import database, Quý khách cần cấu hình lại thông tin truy cập database trong source code như database host, database name, database username và database password. Tùy vào từng loại mã nguồn, file cấu hình sẽ có tên gọi và vị trí khác nhau. Trong hướng dẫn này, source sử dụng là WordPress, file cấu hình sẽ có tên là wp-config.php
  • Sử dụng những giá trị bạn vừa tạo khi nãy.

3. Bước 3: Đổi version PHP.

  • Tại phần Software, chọn mục Select PHP Version.
  • Ở Current PHP version nhấn chọn version PHP phù hợp, sau đó nhấn Set as current.

4. Bước 4: Trỏ Domain về Hosting mới

  • Tại mục General Information Quý khách sẽ tìm thấy địa chỉ IP của Server Hosting.
  • Đăng nhập vào trang quản lí domain của Quý khách, sau đó trỏ domain về IP server ở trên.

5. Bước 5: Kiểm tra.

Truy cập website để kiểm tra trạng thái hoạt động.

Như vậy, Long Vân đã hoàn thành hướng dẫn Quý khách cách upload website lên server Cpanel Web Hosting, chúc Quý khách thành công!