Lưu trữ danh mục: Tin Tức Công Nghệ

Cập nhật lên 24H2, người dùng bỗng dưng bị Windows 11 “chiếm dụng” 9GB ổ đĩa mà không tài nào lấy lại được

Cập nhật lên 24H2, người dùng bỗng dưng bị Windows 11 “chiếm dụng” 9GB ổ đĩa mà không tài nào lấy lại được- Ảnh 1.

Cập nhật lên 24H2, người dùng bỗng dưng bị Windows 11 “chiếm dụng” 9GB ổ đĩa mà không tài nào lấy lại được- Ảnh 1.

Bạn có nhận thấy máy Windows 11 của mình có ít dung lượng trống hơn sau khi cài đặt bản cập nhật 24H2 không? Hãy kiểm tra xem, vì nhiều người đã thấy như vậy.

Có nhiều người dùng đã phát hiện bản cập nhật mới để lại các tệp có dung lượng khoảng 9GB trên ổ đĩa và điều tệ nhất là ta không thể xóa chúng.

Cập nhật lên 24H2, người dùng bỗng dưng bị Windows 11 “chiếm dụng” 9GB ổ đĩa mà không tài nào lấy lại được- Ảnh 2.

Theo Windows Latest, rất nhiều người đang gặp một lỗi lạ khi Windows 11 24H2 vẫn để lại khoảng 9GB file trên ổ đĩa của PC, không thể xóa được. Những tệp này có thể được tìm thấy trong bộ nhớ đệm Windows Update, nơi hệ điều hành lưu trữ mọi thứ cần thiết để thực hiện cập nhật.

Thông thường, các tệp này sẽ bị xóa bởi chính Windows hoặc bởi người dùng khi quá trình cập nhật hoàn tất. Trên thực tế, công cụ Disk Cleanup cung cấp cho bạn tùy chọn để xóa thư mục bộ đệm Windows Update. Vấn đề ở đây là không phương pháp thông thường nào có thể xóa các tệp này. Trong Feedback Hub của Microsoft, mọi người đang than phiền rằng đã thử qua nhiều cách nhưng chưa xóa được.

Tin vui là Microsoft đã biết về vấn đề này và thông báo đang tiến hành sửa lỗi. Hóa ra, vấn đề là do hệ thống cập nhật checkpoint mới, được thiết kế để giảm kích thước của các bản cập nhật Windows. Hệ thống đã nhầm lẫn những file này là cần thiết cho các lần cập nhật trong tương lai, do đó không xóa được.

Hy vọng Microsoft sẽ sớm đưa ra bản sửa lỗi, 9GB không phải quá nhiều nhưng cũng khá khó chịu khi đột nhiên bị “chiếm dụng” một khoảng lưu trữ.

Biến robot hút bụi thành cỗ máy theo dõi người dùng từ xa

Camera trên robot hút bụi giúp phân tích hình ảnh, nhận diện đồ vật né tránh tốt hơn. Ảnh: Theverge

Sean Kelly, ông bố ba con ở Australia, mua robot hút bụi với kỳ vọng giúp cuộc sống của vợ chồng rảnh rang hơn, theo ABC. Tuy nhiên, robot anh sử dụng tồn tại lỗ hổng bảo mật, từng được phát hiện từ tháng 12/2023, vừa được hãng tiếp nhận và khắc phục sau sự cố với Sean.

“Hãy hình dung có một cái webcam chạy khắp nhà rồi nhìn chằm chằm vào cả gia đình bạn”, Kelly ví von.

Để làm rõ hơn khả năng tấn công từ xa vào robot hút bụi có camera, trang ABC tìm đến Dennis Giese, chuyên gia nghiên cứu bảo mật hàng đầu ở Berlin. Dennis đã tìm ra cách để kiểm soát không chỉ một, mà nhiều dòng robot của các nhà sản xuất khác nhau chỉ với smartphone, kết nối Bluetooth và đứng cách tối đa 140 mét.

Tuy nhiên, cũng có những model chỉ có thể bị điều khiển nếu trước đó người tấn công tiếp cận và can thiệp được vào phần cứng robot.


Camera trên robot hút bụi giúp phân tích hình ảnh, nhận diện đồ vật né tránh tốt hơn. Ảnh: Theverge

Camera trên robot hút bụi giúp phân tích hình ảnh, nhận diện và né tránh đồ vật tốt hơn. Ảnh: The Verge

Khi được liên hệ, Dennis nói sẽ viết một chương trình với mục đích thử nghiệm. “Tôi có thể xem mọi lịch sử vận hành, thông tin wifi và quyền truy cập đầy đủ, xem được cả camera lẫn nghe từ microphone trên robot”, Dennis nói.

Sean Kelly đồng ý tham gia thử nghiệm giới hạn ở khu vực bếp. Căn hộ của anh ở tầng bốn của tòa chung cư với phần bê tông dày. Trong khi đó, phóng viên của ABC ngồi ở khu vườn phía dưới, nhìn lên cửa sổ nhà Kelly và dùng phần mềm điều khiển robot

Khoảng cách và bức tường bê tông khiến sóng Bluetooth yếu đi, nhưng ngay khi kết nối được, thông tin robot hiển thị đầy đủ trên smartphone. Từ đây, thông qua camera, Dennis có thể xem và chụp hình, ghi lại toàn bộ căn bếp và hoạt động của những người có mặt. Tất cả truyền về smartphone theo thời gian thực.

Robot không hề phát âm thanh báo “camera đang ghi hình” hay đang truyền dữ liệu. Kelly cũng không biết người thử nghiệm đã cài từ xa một tính năng vào thiết bị để phục vụ cho bài kiểm tra.

“Chào Sean. Chúng tôi đang nhìn thấy anh đây”, robot cất tiếng nói. Sean đơ người trong chốc lát vì bất ngờ.

“Thật điên rồ. Tôi không nghĩ Bluetooth lại có thể kết nối xa vậy. Chỗ này ở trên tầng 4 cơ mà?”, Sean nói với Dennis thông qua robot.


Hình ảnh thu được từ robot hút bụi. Ảnh: ABC

Hình ảnh thu được từ robot hút bụi. Ảnh: ABC

Vụ hack không bắt nguồn từ mảnh vườn dưới chân tòa nhà. Cách đó nửa vòng Trái Đất, Giese ở Đức mới thực sự đứng sau tất cả và hỗ trợ mọi thao tác. Sau vài lần thử thất bại, mọi thứ cuối cùng cho ra kết quả như dự tính. Phần mềm chỉ cần kết nối Bluetooth lần đầu để lấy thông tin, sau đó sẽ truyền dữ liệu qua kết nối wifi của robot. Ngay khi thiết bị hoạt động, toàn bộ hình ảnh, video cũng được gửi tới máy tính của Giese để cùng giám sát quy trình.

Sau 10 tháng báo cáo vấn đề, nhà sản xuất mới xác nhận và tìm cách khắc phục.


Chuyên gia bảo mật Dennis Giese. Ảnh: Matthew Modoono/Northeastern University

Chuyên gia bảo mật Dennis Giese. Ảnh: Matthew Modoono/Northeastern University

Các thiết bị chứa camera luôn tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là đồ gia dụng thông minh vốn chưa được quan tâm đúng cách về bảo mật. Do đó, Giese cho biết mỗi lần không sử dụng máy, anh sẽ phủ một chiếc khăn lên để che phần camera.

Nguyên Vũ



Sinh viên Việt Nam được vinh danh với phát kiến hỗ trợ cứu nạn tại Intel AI Global Impact Festival 2024

Ngày 10/10, Intel đã công bố kết quả của cuộc thi thường niên AI Global Impact Festival với sự tham gia của nhiều trường đại học tại 25 quốc gia trên toàn thế giới. Trong đó, sinh viên của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Việt Nam) đã được vinh danh với phát kiến hỗ trợ công tác cứu nạn khi xảy ra thiên tai.

Intel AI Global Impact Festival là cuộc thi vinh danh những dự án AI trong việc sáng tạo các phương pháp sử dụng công nghệ của Intel để giải quyết những vấn đề của cộng đồng và phù hợp với những mục tiêu phát triển bền vững do Liên hợp quốc đề ra. Với chủ đề “Bringing AI Everywhere to Everyone” (tạm dịch: Mang AI đến khắp nơi cho tất cả mọi người), cuộc thi lần thứ tư về AI do Intel tổ chức hướng đến việc thúc đẩy sự phát triển của AI theo hướng toàn vẹn, công bằng và dễ dàng.

Sự kiện là một phần của các mục tiêu về RISE (viết tắt của trách nhiệm, bình đẳng, bền vững, và trao quyền) và cam kết của Intel trong việc sử dụng công nghệ vào mục đích tốt cho xã hội. Đây cũng là lần đầu tiên cuộc thi về AI của Intel có sự góp mặt của các đội sinh viên đến từ Việt Nam.

Vượt qua các nhóm khác trong nước, dự án “Aero ResQ: Hệ thống hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn dựa trên sóng Wi-Fi và ứng dụng AI trên UAV” của nhóm sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã giành chiến thắng tại hạng mục quốc gia Việt Nam nhờ tính thực tiễn cao. Dự án đã đào sâu vào việc ứng dụng AI để hỗ trợ công tác tìm kiếm và cứu nạn khi tình hình thảm họa thiên nhiên xảy ra trên toàn thế giới ngày một nhiều, bao gồm động đất, lũ lụt, sóng thần, hỏa hoạn và sạt lở đất. Những sự kiện này thường dẫn đến việc người dân mất tích hoặc bị mắc kẹt. Hoạt động tìm kiếm cứu nạn trong những tình huống khẩn cấp này đã trở thành một thách thức khó khăn, đòi hỏi sự chính xác, hiệu quả và nhanh chóng.

Các sinh viên đã đề xuất phương pháp ứng dụng công nghệ phân tích khung dò tìm qua Wi-Fi và học máy để tăng cường năng lực tìm kiếm ở những khu vực hiểm trở. Bằng cách trang bị cho máy bay không người lái (UAV) khả năng phát hiện tín hiệu Wi-Fi, đội ngũ tìm kiếm có thể xác định và định vị người bị nạn dựa trên tín hiệu phát ra từ thiết bị cá nhân, như điện thoại thông minh. Dự án được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh nỗ lực cứu hộ và tăng khả năng cứu sống các nạn nhân trong thiên tai.

Ông Dawn Jones, Phó Chủ tịch nhóm Tác động Xã hội của Doanh nghiệp, kiêm Chủ tịch Intel Foundation, chia sẻ: “Sự phát triển và ứng dụng thực tiễn của AI ẩn chứa nhiều tiềm năng để phát triển các giải pháp về khả năng tiếp cận, sự đa dạng, và phát triển bền vững để cải thiện cuộc sống cho tất cả mọi người. Tôi thật sự ấn tượng trước những nhà khoa học công nghệ trẻ tuổi. Họ hiểu và tận dụng AI để khám phá những cơ hội mới nhằm thay đổi thế giới theo hướng tốt hơn. Với những khối óc thiên tài này, việc nghiên cứu và phát triển AI trong tương lai để khai thác tối đa tiềm năng của công nghệ này vào mục đích tốt là vô hạn”.

Cuộc thi năm nay cũng giới thiệu các bài học mới với tiến độ phù hợp với từng sinh viên ở các lĩnh vực ứng dụng AI trong thể dục thể thao, ứng dụng AI trong khoa học không gian, ứng dụng AI để khởi nghiệp. Sinh viên sẽ nhận được chứng chỉ từ Intel sau khi hoàn thành khóa học. Ngoài ra, sinh viên còn được quyền truy cập vào các khóa học hiện có như ‘Giới thiệu về GenAI, ‘Giới thiệu về các kỹ năng sử dụng AI có trách nhiệm’ và một khóa học về bộ công cụ Intel Tiber AI Cloud và OpenVINO.

Smartphone bị nóng khi dùng 5G có phải là lỗi?

Sóng 5G hiển thị trên một chiếc iPhone. Ảnh: Lưu Quý

Tôi dùng iPhone 14 Pro, đăng ký gói cước 4G. Tôi không rõ tốc độ 5G nhanh hơn không vì chủ yếu vào Facebook, nhưng máy nóng hơn rõ rệt. Mỗi khi bắt được sóng 5G, dùng được 5-10 phút để vào mạng xã hội, máy nóng lên như đang cắm sạc.


Sóng 5G hiển thị trên một chiếc iPhone. Ảnh: Lưu Quý

Sóng 5G hiển thị trên một chiếc iPhone. Ảnh: Lưu Quý

Xin hỏi các dộc giả có gặp tình trạng giống tôi không. Liệu đây là lỗi hay do cài đặt chưa chuẩn ở đâu đó? Tôi nên điều chỉnh thế nào để máy bình thường như khi kết nối 4G hoặc wifi, bởi tôi dự định đăng ký 5G để sử dụng lâu dài. Mong mọi người chỉ giúp.


Trung Quốc có máy tính lượng tử chạy chip tự làm, khách hàng lớn nhất là Mỹ

Trung Quốc có máy tính lượng tử chạy chip tự làm, khách hàng lớn nhất là Mỹ- Ảnh 1.

Một công ty Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt đang nâng cấp dây chuyền sản xuất máy tính lượng tử siêu dẫn – chiếc đầu tiên ở nước này – sau khi đạt được thành công ban đầu với con chip tự phát triển. Truyền thông Trung Quốc cho biết kết quả này có thể nâng cao khả năng sản xuất độc lập các loại máy móc tiên tiến nhất.

Origin Quantum – một công ty nghiên cứu có trụ sở tại Hợp Phì, thủ phủ của tỉnh An Huy – đã duy trì chip máy tính lượng tử 72 qubit của mình hoạt động “ổn định” trên máy tính lượng tử siêu dẫn Origin Wukong suốt 9 tháng, theo lời một giám đốc điều hành tại công ty.

Phòng thí nghiệm chip của công ty hiện đang mở rộng dây chuyền sản xuất chip, với mục tiêu cung cấp thế hệ chip lượng tử mới hơn với hiệu suất tốt hơn, qubit cao hơn và độ ổn định mạnh hơn.

Ngoài ra, công ty cũng đang mở rộng dây chuyền lắp ráp máy tính lượng tử siêu dẫn để có thể sản xuất ít nhất 8 máy tính cùng lúc, tăng từ mức tối đa 5 máy hiện nay.

Trung Quốc có máy tính lượng tử chạy chip tự làm, khách hàng lớn nhất là Mỹ- Ảnh 1.

Máy tính lượng tử ở Trung Quốc. (Ảnh: VCG)

Origin Quantum đang thúc đẩy hoạt động trong bối cảnh Trung Quốc nỗ lực hướng tới mục tiêu tự cung tự cấp về công nghệ trên toàn quốc. Động thái này trở nên cấp bách hơn khi Mỹ liên tục hạn chế quyền tiếp cận công nghệ của Trung Quốc bằng các công cụ thương mại.

Vào tháng 8 năm ngoái, Tổng thống Joe Biden đã ký một sắc lệnh hành pháp chặn các khoản đầu tư của Mỹ vào các lĩnh vực công nghệ cao tại Trung Quốc – bao gồm chất bán dẫn và vi điện tử, công nghệ thông tin lượng tử và một số hệ thống trí tuệ nhân tạo – với lý do đe dọa an ninh quốc gia.

Origin Quantum nằm trong số 22 tổ chức nghiên cứu máy tính lượng tử tại Trung Quốc bị đưa vào danh sách đen thương mại của Mỹ vào tháng 5 năm nay. Bộ Thương mại Mỹ cho biết vào thời điểm đó, các tổ chức này bị nhắm mục tiêu vì “mua lại hoặc cố gắng mua lại các mặt hàng có nguồn gốc từ Mỹ để nâng cao năng lực lượng tử của Trung Quốc”.

Vài ngày sau khi Origin Quantum được đưa vào danh sách thực thể của Mỹ, công ty thông báo rằng họ đã tạo thành công xây dựng “module kết nối vi sóng mật độ cao”, tự sản xuất tất cả các thành phần cốt lõi của máy tính lượng tử trong nước.

Ra đời tại Phòng thí nghiệm thông tin lượng tử trọng điểm thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Origin Quantum được thành lập vào năm 2017 bởi các nhà vật lý lượng tử Guo Guoping và Guo Guangcan từ Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.

Công ty đã nhận được sự hỗ trợ tài chính từ các quỹ nhà nước lớn, bao gồm Quỹ đầu tư Internet Trung Quốc thuộc Cục Quản lý không gian mạng Trung Quốc và Tập đoàn vốn Thâm Quyến.

Theo báo cáo của tờ Nhân dân Nhật báo, máy tính Origin Wukong, ra mắt vào tháng 1, đã thực hiện hơn 270.000 tác vụ điện toán lượng tử đến từ 133 quốc gia và khu vực.

Các quốc gia đã sở hữu máy tính lượng tử, bao gồm Mỹ, Nhật Bản và Canada, đã thể hiện mức độ quan tâm cao đối với Origin Wukong, khi người dùng Mỹ truy cập máy thường xuyên hơn nhiều so với người dùng từ các quốc gia khác, theo công ty này.

Máy tính lượng tử có gì khác biệt?

Máy tính lượng tử có sự khác biệt lớn với máy tính truyền thống dựa trên bit nhị phân. Nói một cách đơn giản, một bit truyền thống trong máy tính giống như một công tắc đèn chỉ có thể bật (1) hoặc tắt (0). Nó chỉ có hai trạng thái và luôn ở một trong hai trạng thái đó. Khi sử dụng một nhóm các bit này, chúng chỉ có thể ở một trong các tổ hợp có thể có của chúng tại một thời điểm. Ví dụ, với 3 bit, nhóm có thể ở một trong 8 tổ hợp có thể có (như 000, 001, 010, v.v.), nhưng chỉ có một trong số đó tại bất kỳ thời điểm nào.

Trung Quốc có máy tính lượng tử chạy chip tự làm, khách hàng lớn nhất là Mỹ- Ảnh 2.

Minh họa tối giản sự khác biệt giữa bit và qubit. (Ảnh: 1QBit)

Một qubit (bit lượng tử) thì khác. Hãy tưởng tượng nó như một công tắc ma thuật có thể bật và tắt cùng một lúc (thông qua cái gọi là chồng chập lượng tử). Thay vì chỉ có một trạng thái như một bit, một qubit có thể giữ hỗn hợp cả hai trạng thái cùng một lúc. Phép so sánh của GS. Michio Kaku giải thích như sau: Nếu một bit bình thường chỉ tồn tại giữa hai cực (0 và 1) của một quả cầu, thì một qubit có thể ở bất kỳ điểm nào giữa hai cực đó. Bạn có thể nghĩ về nó như một quả cầu mà mọi điểm trên bề mặt đều là trạng thái khả thi cho qubit.

Do đó qubit có tiềm năng lưu trữ nhiều thông tin hơn bit vì khả năng tồn tại ở nhiều trạng thái cùng một lúc. Sức mạnh thực sự của qubit là khi sử dụng chúng theo nhóm. Ví dụ, với n qubit, có thể biểu diễn 2^n trạng thái cùng một lúc. Ngược lại, với n bit nhị phân, chỉ có thể biểu diễn một trạng thái trong số 2^n tổ hợp có thể có đó. Khả năng xử lý nhiều trạng thái cùng lúc của qubit mang lại cho máy tính lượng tử tiềm năng giải quyết một số vấn đề nhanh hơn theo cấp số nhân so với máy tính cổ điển.

Tuy nhiên, máy tính lượng tử không phải lúc nào cũng tốt hơn cho mọi tác vụ. Chúng xuất sắc trong các lĩnh vực cụ thể như mật mã, mô phỏng hệ thống lượng tử và một số vấn đề tối ưu hóa nhất định. Nhưng đối với nhiều tác vụ hàng ngày, máy tính cổ điển (với bit nhị phân) vẫn là lựa chọn thiết thực nhất do tính ổn định và dễ sử dụng của chúng.

‘TikTok biết thuật toán của nền tảng gây hại cho trẻ em’

Ứng dụng TikTok trên một màn hình điện thoại. Ảnh: AFP

Theo tài liệu tòa án do kênh Kentucky Public Radio (KPR) thu thập và được NPR công bố liên quan đến vụ kiện tập thể từ 13 bang và một quận của Mỹ tuần trước, công cụ kiểm soát trên TikTok không hiệu quả trong việc giảm thời gian sử dụng của thanh thiếu niên. Các giám đốc TikTok cũng “nói về hàng loạt mối nguy đối với trẻ em” trên ứng dụng video ngắn nhưng không có biện pháp ngăn chặn triệt để.


Ứng dụng TikTok trên một màn hình điện thoại. Ảnh: AFP

Ứng dụng TikTok trên một màn hình điện thoại. Ảnh: AFP

Để hạn chế tác động của TikTok đối với sức khỏe tâm lý của thanh thiếu niên khi dành nhiều giờ lướt ứng dụng, nền tảng video của ByteDance đã tích hợp một số công cụ giới hạn thời gian đối với người dùng dưới 18 tuổi. Chẳng hạn, khi đạt 60 phút, người dùng ở nhóm tuổi này phải nhập mã mới có thể tiếp tục sử dụng ứng dụng.

Tuy nhiên, tài liệu nội bộ cho thấy một số giám đốc TikTok tự đánh giá vai trò của công cụ là “cải thiện lòng tin của công chúng vào nền tảng TikTok thông qua việc đưa tin truyền thông”, thay vì thực sự hướng đến mục tiêu giảm thời gian sử dụng. Tính năng chỉ làm giảm trung bình 1,5 phút sử dụng hàng ngày và công ty không có ý định khắc phục vấn đề.

Nền tảng cũng triển khai chiến dịch khuyến khích người dùng vị thành niên nghỉ ngơi. Tuy nhiên, một giám đốc nói biện pháp này “chỉ hữu ích để nói chuyện với các nhà lập pháp”.

Ngoài ra, bang Kentucky đã tiến hành một loạt điều tra trong hai năm và kết luận một người có thể nghiện TikTok chỉ sau 260 video. Mỗi video dài vài giây khiến người dùng nhanh chóng bị cuốn theo nền tảng trong thời gian ngắn.

“Chỉ trong vòng chưa đầy 35 phút, một người dùng trung bình có thể đã nghiện nền tảng này”, các nhà điều tra của Kentucky kết luận.

Thuật toán TikTok cũng được cho là “khuếch đại nội dung về những người được coi là xinh đẹp”. Tài liệu cũng cho thấy TikTok nhận thức được ứng dụng “gây ảnh hưởng đến vấn đề cá nhân thiết yếu như ngủ đủ giấc, trách nhiệm công việc, học tập và kết nối với người thân yêu”.

“Đáng tiếc, đơn khiếu nại chọn lọc những câu chuyện gây hiểu lầm và lấy tài liệu lỗi thời ra khỏi ngữ cảnh để xuyên tạc cam kết của chúng tôi với sự an toàn cộng đồng”, phát ngôn viên TikTok nói với CNN. “Chúng tôi có những biện pháp bảo vệ mạnh mẽ, trong đó chủ động loại bỏ người dùng dưới độ tuổi nếu đáng ngờ. Chúng tôi cam kết bảo vệ cộng đồng”.

Trong khi đó, nhiều tổ chức hoan nghênh việc tài liệu được công bố. Oversight Project, một nhóm chuyên giám sát mạng xã hội, cho biết TikTok đã không trung thực về mức độ an toàn đối với trẻ em trên ứng dụng.

“Những tài liệu này chứng minh TikTok biết chính xác những gì họ đang làm với trẻ em. Sự thối nát lan rộng đến tận cấp cao nhất”, nhóm này viết trên X cuối tuần qua.

Trong khi đó, hai thượng nghị sĩ Richard Blumenthal và Marsha Blackburn đã gửi thư cho TikTok, yêu cầu công ty giao nộp “tất cả tài liệu và thông tin” liên quan đến vấn đề an toàn trẻ em trên ứng dụng. Nền tảng video ngắn chưa đưa ra phản hồi.

Hoàng Oanh – Minh Châu



Một gia đình Việt nhận lại khối tài sản trị giá nhiều tỉ đồng của người đã mất trên sàn Binance

Một gia đình Việt nhận lại khối tài sản trị giá nhiều tỉ đồng của người đã mất trên sàn Binance- Ảnh 1.

Vào cuối tháng 7-2024, bạn trẻ N.D.D.K, sinh năm 1999, không may qua đời do đột quỵ. Ở độ tuổi còn rất trẻ, K. không kịp để lại bất kỳ di chúc nào liên quan đến khối tài sản tiền số trị giá nhiều tỉ đồng mà mình đang sở hữu và giao dịch trên sàn Binance – một trong những sàn giao dịch tiền số lớn nhất thế giới. Điều này đã đặt gia đình K. vào tình thế khó khăn khi không biết phải làm thế nào để lấy lại số tài sản này.

Sau khi tìm kiếm sự hỗ trợ, gia đình K. đã liên hệ với tổ chức Coin.Help và ông Phan Đức Nhật, người sáng lập tổ chức, để nhờ giúp đỡ trong việc lấy lại tài sản số của K.

Một gia đình Việt nhận lại khối tài sản trị giá nhiều tỉ đồng của người đã mất trên sàn Binance- Ảnh 1.

Một bức Email được đội ngũ Coin.Help gửi đến sàn Binace để lấy lại tài sản của K.

Ông Phan Đức Nhật cho biết khi nhận được yêu cầu từ gia đình K., đội ngũ Coin.Help đã liên hệ với Binance để thực hiện các thủ tục cần thiết. Tuy nhiên, thử thách lớn nhất chính là việc gia đình không có thêm thông tin nào khác ngoài email và số điện thoại của K. Các thông tin quan trọng như di chúc, số dư ví hay UserID của K. đều không được gia đình biết đến.

Đồng thời, việc Binance không có văn phòng đại diện tại Việt Nam càng làm cho quá trình này phức tạp hơn, khi toàn bộ các thủ tục phải được thực hiện thông qua email và cổng hỗ trợ trực tuyến.

Theo ông Nhật, sau đó gia đình phải chuẩn bị bản sao của rất nhiều giấy tờ. Những văn bản này phải được dịch sang tiếng Anh và có công chứng.

Khi các tài liệu đã được chuẩn bị đầy đủ, Binance đã gửi một “Letter of Authorisation” (Thư ủy quyền) để gia đình điền các thông tin liên quan về cha mẹ của K. Văn bản này sau đó cũng phải được công chứng trước khi gửi lại Binance.

Quá trình xác minh thông tin tiếp tục kéo dài khi Binance yêu cầu thêm một “Letter of Indemnity” (Thư bồi hoàn) để xác minh lần cuối các thông tin về K. và người thừa kế. May mắn thay, văn bản này không cần công chứng, chỉ yêu cầu chữ ký của cả cha và mẹ.

Sau khi tất cả thủ tục được hoàn tất, Binance thông báo họ cần 21 ngày để xử lý. Đến ngày 6-10-2024, sau 70 ngày kể từ khi Coin.Help bắt đầu làm việc, gia đình của K. đã nhận lại được trọn vẹn tài sản số trị giá hàng tỉ đồng từ Binance.

Ông Phan Đức Nhật cho biết trong bối cảnh tiền số (crypto) chưa được công nhận là một loại tài sản hợp pháp tại Việt Nam, việc truy hồi tài sản số gặp nhiều trở ngại pháp lý và kỹ thuật. Điều này yêu cầu sự am hiểu sâu về quy trình pháp lý và sự kiên nhẫn, đặc biệt là phải có sự tin tưởng tuyệt đối từ phía gia đình nạn nhân.

Coin.Help là một tổ chức phi lợi nhuận, với sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực tài chính, kiểm toán, bảo mật và pháp lý cho lĩnh vực blockchain.

Sinh viên gốc Việt đưa ‘máy kiểm tra thông tin’ vào kính AR

Nhóm nam sinh đưa 'máy phát hiện nói dối' vào kính AR

“Không bao giờ thua trong tranh luận nữa”, Nguyen, 21 tuổi, viết trên Instagram kèm video mô tả công cụ. “DebateGPT là AI được đưa vào kính AR với khả năng kiểm tra nội dung các câu nói, định nghĩa những từ gây nhầm lẫn và nhiều hơn nữa theo thời gian thực”.

Nhóm nam sinh đưa 'máy phát hiện nói dối' vào kính AR

 
 
Nhóm nam sinh đưa ‘máy phát hiện nói dối’ vào kính AR

DebateGPT chuyển giọng nói thành văn bản, đồng thời kiểm tra nội dung đang nói là đúng hay sai theo thời gian thực cho người đeo kính VR. Video: Instagram/anhphunguyen5

Theo Business Insider, Nguyen cho biết hệ thống hoạt động bằng cách lắng nghe các cuộc trò chuyện, chuyển giọng nói thành văn bản để hiểu bối cảnh hội thoại nhanh chóng. Do kính kết nối Internet, AI sẽ đối chiếu dữ liệu người nói đưa ra với thông tin công khai trên mạng để xác định tính đúng sai hay còn thiếu sót ở đâu.

“Nhờ Internet, chúng ta có toàn bộ kiến thức trong tầm tay. Giải pháp của chúng tôi giúp tận dụng sức mạnh đó nhanh hơn, hiệu quả hơn và tự nhiên hơn bao giờ hết, tất cả đều bằng AR”, Nguyen cho biết.

Đầu tháng này, AnhPhu Nguyen và Caine Ardayfio cũng thu hút sự chú ý trên mạng xã hội khi tích hợp AI vào kính thông minh Meta Ray-ban. Phần mềm I-XRAY do nhóm phát triển có thể sử dụng camera để quét khuôn mặt của người lạ để nhận diện và tìm kiếm tên của họ, thậm chí là thông tin như địa chỉ nhà, số điện thoại, thành viên gia đình nếu họ từng chia sẻ chúng lên Internet.

Cả hai cho biết đây là bước đầu cho dự án tham vọng hơn. Nguyen và Ardafiyo đã thành lập câu lạc bộ AR/VR tại Đại học Harvard từ năm thứ hai và nhanh chóng bắt tay vào các dự án thực tế. Hiện cả hai là sinh viên năm ba.

“Chúng tôi đã ở trong phòng thí nghiệm khoa học và kỹ thuật của trường suốt mùa hè để thực hiện các dự án ngẫu nhiên”, Ardafiyo nói với Business Insider. “Đầu tiên là súng phun lửa, sau đó là ván trượt điện có thể điều khiển bằng ngón tay. Chúng tôi còn chế tạo một xúc tu cho robot dài khoảng 1,2 mét, có thể chuyển động trong không khí”.

Cả hai đánh giá các mô hình AI ChatGPT của OpenAI và Claude của Anthropic đã đem đến “những cải tiến nhanh hơn mà trước đây con người chưa làm được”.

“Chẳng hạn, nếu một robot xây dựng tự động đang cố gắng đào hố, nhưng bị một người cản đường, trước đây nó cần một kỹ sư điều khiển chuyển động để tránh người đó”, Ardifiyo lấy ví dụ. “Tuy nhiên, robot theo chuẩn LLM có thể sẽ đợi người đó trong vài giây đến khi họ di chuyển. Nếu không, nó sẽ chủ động phân tích tình huống để đưa ra giải pháp tốt nhất”.

Trước đó, chia sẻ với VnExpress, AnhPhu Nguyen nói anh sinh năm 2003 tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), chuyển đến Mỹ từ năm 6 tuổi. Anh đang học ngành Công nghệ Tăng cường Năng lực con người (Human Augmentation) tại Đại học Harvard.

Bảo Lâm



Synology công bố hàng loạt giải pháp tích hợp AI: tăng cường hiệu suất sao lưu, bảo vệ và an ninh dữ liệu

Synology công bố hàng loạt giải pháp tích hợp AI: tăng cường hiệu suất sao lưu, bảo vệ và an ninh dữ liệu- Ảnh 1.

Synology công bố hàng loạt giải pháp tích hợp AI: tăng cường hiệu suất sao lưu, bảo vệ và an ninh dữ liệu- Ảnh 1.

Tại sự kiện Synology Solution Day 2024 vừa diễn ra tại Thiskyhall, khu đô thị Sala, Synology đã chính thức giới thiệu một loạt giải pháp mới, tập trung vào việc nâng cao hiệu quả sao lưu, bảo vệ dữ liệu và an ninh mạng. Nổi bật trong số đó là các sản phẩm và công nghệ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng quản lý dữ liệu và an ninh, đồng thời mang đến hiệu suất làm việc vượt trội với bộ công cụ văn phòng Synology Office Suite mới.

Synology công bố hàng loạt giải pháp tích hợp AI: tăng cường hiệu suất sao lưu, bảo vệ và an ninh dữ liệu- Ảnh 2.

ActiveProtect – Giải pháp bảo vệ dữ liệu mạnh mẽ cho doanh nghiệp

Xuất hiện tại Computex 2024, Synology đã giới thiệu giải pháp ActiveProtect đến thị trường Việt Nam. Đây một sản phẩm chuyên dụng dành cho các môi trường đa máy chủ, đa địa điểm, có khả năng bảo vệ lên tới 2.500 máy chủ với chính sách lưu trữ linh hoạt và đảm bảo tính bất biến của dữ liệu. Điểm mạnh của thiết bị này là nó được thiết kế để hỗ trợ nhiều cấu hình khác nhau, cung cấp khả năng quản lý dữ liệu tập trung, dễ dàng mở rộng dung lượng, đảm bảo tính liên tục cho hoạt động kinh doanh với các tùy chọn lưu trữ linh hoạt và khả năng phục hồi dữ liệu hiệu quả.

Synology công bố hàng loạt giải pháp tích hợp AI: tăng cường hiệu suất sao lưu, bảo vệ và an ninh dữ liệu- Ảnh 3.

Đặc biệt, giải pháp này giúp doanh nghiệp đối phó hiệu quả với các mối đe dọa bảo mật như tấn công ransomware, đảm bảo an toàn dữ liệu trước những nguy cơ mạng ngày càng gia tăng. Hệ thống ActiveProtect cũng hỗ trợ mở rộng quy mô lưu trữ, đồng thời cải thiện hiệu suất khi bổ sung các máy chủ lưu trữ. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí lưu trữ vận hành nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho dữ liệu quan trọng.

C2 Surveillance Station – Camera AI tích hợp bảo mật đa lớp

Một trong những điểm sáng của Synology Solution Day 2024 là việc ra mắt C2 Surveillance Station, hệ thống giám sát camera dựa trên điện toán đám mây (cloud-based) tích hợp AI. Với mã hóa đa lớp và khả năng phân tích hình ảnh thông minh, C2 Surveillance Station không chỉ mang lại khả năng giám sát chặt chẽ mà còn phù hợp với các môi trường không có máy chủ ghi hình cục bộ, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nâng cao tính an toàn cho cơ sở vật chất.

Synology công bố hàng loạt giải pháp tích hợp AI: tăng cường hiệu suất sao lưu, bảo vệ và an ninh dữ liệu- Ảnh 4.

Lợi thế của Synology là có hệ thống camera đạt tiêu chuẩn của Mỹ, cùng với đó là hạ tầng lưu trữ đồng bộ giám sát được đảm bảo nên với các doanh nghiệp cũng an tâm về tính bảo mật hơn một số sản phẩm khác trên thị trường.

Synology Office Suite tích hợp GenAI – Nâng cao năng suất làm việc

Ngoài các giải pháp bảo mật và lưu trữ, Synology còn cập nhật cho bộ công cụ văn phòng Synology Office Suite với các tính năng GenAI. Công cụ này được thiết kế để cải thiện quy trình làm việc, nâng cao khả năng cộng tác và tối ưu hóa quản lý tài liệu giữa các phòng ban. Nhờ tích hợp AI, Synology Office Suite giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tăng cường hiệu quả làm việc và mang đến những trải nghiệm trực quan, dễ sử dụng.

Những bước tiến mới của Synology tại thị trường Việt Nam

Chị Jola Lê, Quản lý Kinh doanh của Synology tại Việt Nam, chia sẻ về sự phát triển mạnh mẽ của Synology trong 5 năm qua, đặc biệt là trong các lĩnh vực sản xuất, khu vực công và tài chính. Với mức tăng trưởng ấn tượng 120%, Synology đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường công nghệ, đồng thời cam kết tiếp tục cung cấp các giải pháp bảo mật và quản lý dữ liệu hiệu quả cho doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.

Synology công bố hàng loạt giải pháp tích hợp AI: tăng cường hiệu suất sao lưu, bảo vệ và an ninh dữ liệu- Ảnh 5.

Tại sự kiện, các chuyên gia hàng đầu trong ngành công nghệ thông tin như ông Nguyễn Đức Thịnh, đại diện POPS Worldwide, đã chia sẻ kinh nghiệm triển khai thành công các giải pháp của Synology, nhấn mạnh vào việc bảo vệ và đảm bảo an toàn dữ liệu cho doanh nghiệp. Ông Thịnh đã nêu bật sự quan trọng của việc áp dụng kiến trúc sao lưu tuân thủ quy tắc 3-2-1 – một tiêu chuẩn vàng trong ngành công nghệ, giúp bảo vệ dữ liệu an toàn trước mọi rủi ro.

Khẳng định sự tiên phong của Synology tại thị trường Việt Nam

Bà Thachawan Chinchanakarn, Giám đốc Kinh doanh Khu vực Đông Nam Á của Synology, nhấn mạnh: “Việt Nam là một trong những thị trường mới nổi quan trọng nhất của chúng tôi, mang lại tiềm năng to lớn. Mục tiêu của chúng tôi là trao quyền cho đội ngũ CNTT và hỗ trợ các doanh nghiệp bằng cách cung cấp các giải pháp hiệu quả, minh bạch và dễ triển khai.”

Synology công bố hàng loạt giải pháp tích hợp AI: tăng cường hiệu suất sao lưu, bảo vệ và an ninh dữ liệu- Ảnh 6.

Với hàng loạt giải pháp tích hợp AI cùng các sản phẩm mới ra mắt, Synology tiếp tục khẳng định vị thế của mình là đối tác đáng tin cậy trong việc bảo vệ dữ liệu và nâng cao hiệu quả làm việc cho các doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động.

Apple có thể ra kính Vision Pro giá rẻ, cạnh tranh với Meta

Kính Vision Pro tại sự kiện ra mắt tháng 6/2023. Ảnh:Tuấn Hưng

Theo chuyên gia Mark Gurman của Bloomberg, nhóm phụ trách kính thực tế ảo của Apple đang tích cực phát triển thiết bị mới để cạnh tranh với Meta. Các sản phẩm này gồm một mẫu Vision Pro giá thấp hơn, kính mắt thông minh và tại nghe AirPods tích hợp camera.

Phiên bản giá tốt của Vision Pro sử dụng vật liệu rẻ hơn, chip xử lý yếu hơn so với thế hệ đầu tiên, thậm chí có thể phải cắt giảm tính năng EyeSight. Tuy nhiên, với mức giá dễ tiếp cận hơn, Apple kỳ vọng doanh số sản phẩm mới cao gấp đôi hiện tại.


Kính Vision Pro tại sự kiện ra mắt tháng 6/2023. Ảnh:Tuấn Hưng

Kính Vision Pro tại sự kiện ra mắt tháng 6/2023 ở Mỹ. Ảnh:Tuấn Hưng

Nhóm phát triển Vision Pro cũng đang xem xét ra mắt kính thông minh tương tự Meta Ray-Ban vào năm 2027, tận dụng công nghệ trí tuệ thị giác để quét và phân tích môi trường xung quanh.

Theo PhoneArena, Vision Pro là sản phẩm đột phá đầu tiên của Apple trên thị trường kính thực tế ảo nhưng bị chê vì mức giá đắt đỏ 3.500 USD, nặng và dễ bị quá nhiệt. Những yếu tố này khiến thiết bị khó phổ biến, nhất là khi so với các sản phẩm Meta vốn nhẹ hơn và giá dưới 1.000 USD.

Gurman cho biết Apple đang nỗ lực bắt kịp sự đổi mới của Meta, đặc biệt trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Dù có nguồn doanh thu ổn định hàng trăm tỷ USD mỗi năm, Apple không thể chỉ dựa vào những thành công trong quá khứ. Công ty cần đẩy nhanh chu kỳ đổi mới để duy trì vị thế dẫn đầu trong bối cảnh công nghệ liên tục thay đổi.

Huy Đức