Nhu cầu chính của tôi là đọc tin tức, vào mạng xã hội, thỉnh thoảng họp online, xem phim và chơi game. Gói cước 4G trả sau mỗi tháng hơn 200.000 đồng, cơ bản đủ dùng, dù đôi khi cũng khó chịu vì tải phim chậm. Quanh nhà tôi chỉ có sóng 4G, nhưng khu vực tôi thường xuyên làm việc và ngồi cà phê đã xuất hiện 5G, nên cũng muốn nâng cấp xem sao.
Tôi thấy gói cước thấp nhất 135.000 đồng, nhưng được tư vấn phải mua gói khoảng 300.000 đồng mới đủ dùng, nên cũng đang cân nhắc.
Tôi có nên chi thêm gần 100.000 đồng mỗi tháng để trải nghiệm công nghệ mới không? Mong các độc giả đã sử dụng mạng 5G chia sẻ kinh nghiệm.
MobiFone là nhà mạng mới nhất tham gia vào cuộc đua 5G. Trong thông báo cuối tuần này, nhà mạng cho biết “đang tập trung triển khai các công việc, sẵn sàng cho thương mại hóa 5G”. Dự kiến, người dùng có thể trải nghiệm dịch vụ 5G từ tháng 11.
Trong khi đó, Vinaphone cho biết chương trình sử dụng thử 5G sẽ diễn ra từ 13/10 đến 15/11. Nếu đang sở hữu điện thoại 5G, khi đi qua các khu vực có sóng, người dùng sẽ nhận được tin nhắn mời trải nghiệm dịch vụ. Họ sẽ được tặng 50 GB data để dùng thử đường truyền tốc độ cao trong 30 ngày.
Kế hoạch thử nghiệm miễn phí của Vinaphone được thực hiện hai ngày trước khi Viettel chính thức thương mại hoá 5G. Trong thư gửi đến giới truyền thông, nhà mạng cho biết sẽ giới thiệu các sản phẩm dịch vụ 5G vào ngày 15/10, nhân kỷ niệm 20 năm thành lập. Thực tế thời gian qua, Viettel Telecom đã âm thầm triển khai chương trình dùng thử, trước khi công bố gói cước 5G với giá từ 135.000 đồng.
Theo kế hoạch, Viettel sẽ triển khai 5G đồng loạt tại 63 tỉnh thành, nhưng chưa có thông tin về các khu vực cụ thể sẽ được phủ sóng. Vinaphone và MobiFone cũng chưa chia sẻ về những điểm sẽ tiến hành thử nghiệm.
Trong thông báo mới, VNPT khẳng định sẽ hoàn thành lắp đặt hơn 3.000 trạm phát sóng 5G cho Vinaphone trên cả nước, nhấn mạnh việc phủ sóng ở các khu vực đô thị và trung tâm kinh tế lớn trên toàn quốc. Trong khi đó, MobiFone cho biết đang triển khai mô hình hợp tác chia sẻ hạ tầng với các nhà mạng có băng tần 5G phù hợp. “Việc hợp tác không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực mà còn đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất”, đại diện nhà mạng nói.
Từ năm 2020, cả ba nhà mạng đều đã tiến hành thử nghiệm mạng 5G, nhưng chưa thương mại hóa. Đến tháng 3, quá trình này mới đi đến những bước cuối cùng, khi Viettel và VNPT đấu giá thành công tần số 5G, còn MobiFone vào tháng 7. Theo quy định, doanh nghiệp trúng đấu giá phải triển khai dịch vụ trong vòng 12 tháng kể từ ngày được cấp phép và sau hai năm phải có tối thiểu 3.000 trạm phát sóng 5G.
Theo chiến lược hạ tầng của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến năm 2025, 100% tỉnh, thành phố, các khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, trung tâm nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo, khu công nghiệp, nhà ga, cảng biển, sân bay quốc tế sẽ có dịch vụ di động 5G. Tốc độ tối thiểu của mạng này cần đạt 100 Mbps.
Công nghệ 5G bắt đầu được triển khai thương mại trên thế giới cách đây 5 năm, mở ra kỷ nguyên siêu kết nối, cung cấp sức mạnh cho Internet vạn vật (IoT) và thúc đẩy các mô hình đòi hỏi tốc độ cao.
Đối với người dùng phổ thông, sự khác biệt lớn nhất của công nghệ 5G là tốc độ tối đa ở điều kiện lý tưởng đạt 10 Gbps. Trong thực tế, một số thử nghiệm với 5G tại Việt Nam cho tốc độ tải xuống có thể đạt 1 Gbps, cao hơn 10 lần mạng 4G ở cùng địa điểm. Ngoài ra, lợi thế của mạng thế hệ mới là độ trễ siêu thấp và khả năng hỗ trợ số lượng lớn thiết bị, thúc đẩy nhiều ứng dụng như xe tự hành, điều khiển từ xa thiết bị phẫu thuật, trải nghiệm thực tế ảo và thực tế tăng cường… Tuy nhiên, do tần số được sử dụng cho 5G ở Việt Nam đều là các tần số lớn, trạm 5G có độ phủ nhỏ hơn, buộc các nhà mạng phải triển khai số lượng trạm nhiều hơn.
Để sử dụng, ngoài đăng ký gói cước, người dùng cần có thiết bị với công nghệ mạng thế hệ mới. Các điện thoại cao cấp từ iPhone 12, Galaxy S20 Ultra, Galaxy Z Fold2 trở về sau đã hỗ trợ 5G. Nhiều mẫu Android tầm trung và giá rẻ ra mắt khoảng 2-3 năm gần đây cũng đã trang bị kết nối này.
Tôi dùng iPhone 14 Pro, đăng ký gói cước 4G. Tôi không rõ tốc độ 5G nhanh hơn không vì chủ yếu vào Facebook, nhưng máy nóng hơn rõ rệt. Mỗi khi bắt được sóng 5G, dùng được 5-10 phút để vào mạng xã hội, máy nóng lên như đang cắm sạc.
Xin hỏi các dộc giả có gặp tình trạng giống tôi không. Liệu đây là lỗi hay do cài đặt chưa chuẩn ở đâu đó? Tôi nên điều chỉnh thế nào để máy bình thường như khi kết nối 4G hoặc wifi, bởi tôi dự định đăng ký 5G để sử dụng lâu dài. Mong mọi người chỉ giúp.
Trong sự kiện kỷ niệm 20 năm thành lập sáng 15/10 ở Hà Nội, Viettel tuyên bố trở thành doanh nghiệp đầu tiên cung cấp dịch vụ 5G tại Việt Nam, sau sáu tháng đấu giá thành công quyền sử dụng khối băng tần B1 (2500-2600 MHz) với số tiền 7.533 tỷ đồng.
Viettel cho biết đã lắp đặt hơn 6.500 trạm BTS, phủ sóng 100% “thủ phủ” của 63 tỉnh thành, các khu công nghiệp, khu du lịch, cảng biển, sân bay, bệnh viện, đại học. Tốc độ mạng có thể đạt 1 Gbps, gấp 10 lần so với 4G hiện nay và độ trễ gần như bằng 0. Nhà mạng cũng triển khai đồng thời trên hai nền tảng kiến trúc 5G NSA (Non-stand Alone) và 5G SA (Stand Alone).
Ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc tập đoàn Viettel, cho biết Việt Nam từ chỗ đi sau trong việc tiếp cận 2G, 3G, 4G, nay đã có thể song hành với thế giới trong ứng dụng công nghệ mới nhất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nằm trong top 5 nước có thể sản xuất thiết bị 5G.
“Một tương lai mới của di động sẽ bắt đầu từ hôm nay”, ông Thắng nói.
Hiện nhà mạng cung cấp 11 gói cước trả trước khởi điểm từ 135 nghìn đồng, và 8 gói cước trả sau từ 200 nghìn đồng cho khách hàng cá nhân. Người đang sở dụng thiết bị hỗ trợ 5G có thể đăng ký dịch vụ mà không cần đổi sim. Ngoài ra, nhà mạng cũng phát triển sẵn các Open API để cung cấp dữ liệu, khả năng cấu hình và tương tác với mạng 5G theo chuẩn GSMA cho cộng đồng phát triển ứng dụng tại Việt Nam và trên thế giới.
“Điều này giúp nhà phát triển ứng dụng dễ dàng sáng tạo trên nền tảng 5G”, đại diện nhà mạng nói.
Trong khi đó, khách hàng doanh nghiệp được cung cấp hơn 130 kịch bản sử dụng (use case) là các ứng dụng và giải pháp thuộc các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, smart city, giao thông vận tải – logistics, nông nghiệp, y tế, giáo dục, năng lượng. Các giải pháp được “may đo” theo từng nhu cầu riêng, tích hợp công nghệ cloud, AI, IoT trên nền 5G với khả năng kết nối mật độ lớn, cũng được giới thiệu.
“Mạng 2G hướng tới mục tiêu mỗi người dân sở hữu một điện thoại di động, 4G là mỗi người dân sở hữu một điện thoại thông minh, còn 5G sẽ hướng đến mỗi người dân sở hữu một smartphone siêu tốc độ – siêu kết nối”, ông Cao Anh Sơn, Tổng giám đốc Viettel Telecom, nói. Mạng 5G được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết những vấn đề lớn của xã hội, xây dựng xã hội số, kỷ nguyên thông minh tại Việt Nam.
Viettel bắt đầu thử nghiệm 5G từ năm 2019 trên nền tảng 4G, gọi là 5G NSA (Non-stand Alone). Giữa năm nay, họ tiếp tục thử nghiệm mạng 5G độc lập (SA). So với 5G NSA, ngoài cung cấp dịch vụ truyền tải dữ liệu tốc độ cao, 5G SA đáp ứng yêu cầu về độ trễ siêu thấp, khoảng 1ms, gấp 20 lần 4G truyền thống, giúp cung cấp các dịch vụ cần sự phản hồi tức thì.
Trong khi đó, cuối tuần trước, MobiFone thông báo “đang tập trung triển khai các công việc, sẵn sàng cho thương mại hóa 5G”. Dự kiến, người dùng có thể trải nghiệm dịch vụ 5G từ tháng 11.
Vinaphone cũng cho biết đang thực hiện chương trình sử dụng thử 5G, diễn ra từ 13/10 đến 15/11. Nếu sở hữu điện thoại 5G, khi đi qua các khu vực có sóng, người dùng sẽ nhận được tin nhắn mời trải nghiệm dịch vụ. Họ sẽ được tặng 50 GB data để dùng thử đường truyền tốc độ cao trong 30 ngày.
Công nghệ 5G bắt đầu được triển khai thương mại trên thế giới cách đây 5 năm, phổ biến nhất là tại Trung Quốc, Mỹ… trong khi nhiều nước khác vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Đối với người dùng phổ thông, sự khác biệt lớn nhất của công nghệ 5G là tốc độ tối đa ở điều kiện lý tưởng đạt 10 Gbps. Trong thực tế, một số thử nghiệm với 5G tại Việt Nam cho tốc độ tải xuống có thể đạt 1 Gbps, cao hơn 10 lần mạng 4G ở cùng địa điểm. Ngoài ra, lợi thế của mạng thế hệ mới là độ trễ siêu thấp và khả năng hỗ trợ số lượng lớn thiết bị, thúc đẩy nhiều ứng dụng như xe tự hành, điều khiển từ xa thiết bị phẫu thuật, trải nghiệm thực tế ảo và thực tế tăng cường… Tuy nhiên, do tần số được sử dụng cho 5G ở Việt Nam đều là các tần số lớn, trạm 5G có độ phủ nhỏ hơn, buộc các nhà mạng phải triển khai số lượng trạm nhiều hơn.