Lưu trữ thẻ: #wordpress

Hướng dẫn cài đặt DLEMP

I. DLEMP là gì?

DLEMP là bộ phần mềm tích hợp trên Linux (CentOS) với nhiều đoạn mã được cấu hình sẵn, giúp việc sử dụng & cấu hình máy chủ Linux trở nên đơn giản. Thành phần bao gồm: Đoạn script cấu hình sẵn, Linux, Engine-x, MySQL và PHP. DLEMP được các lập trình viên tại Việt Nam phát triển miễn phí cho cộng đồng dựa trên nền tảng VPSSIM cũ (VPSSIM là nền tảng có tính phí) do VPSSIM đột ngột ngừng hỗ trợ người dùng từ năm 2020.

Trang chủ DLEMP tại https://dlemp.net/

II. DLEMP là một công cụ quản lý hosting tốt

DLEMP nhanh, nhẹ và an toàn: Không giống như hầu hết các Hosting Controller khác, DLEMP chỉ là đoạn script được cấu hình và tối ưu sẳn, chỉ thực thi lệnh lệnh khi được gọi, nó không có bất kỳ dịch vụ dư thừa nào chạy ngầm. Vì thế DLEMP sẽ gọn và nhẹ hơn rất nhiều.

DLEMP nhiều tính năng & tiện ích, đáng kể đến như :

  • Tự động cài đặt và cấu hình WordPress.
  • Cài đặt và tự động gia hạn SSL miễn phí.
  • Hỗ trợ cấu hình backup dữ liệu tự động hằng này.
  • Tự động upload backup lên Google Drive để bảo vệ dữ liệu.
  • Dễ dàng cấu hình & thay đổi phiên bản Engine-x, MySQL và PHP.
  • Và rất nhiều tiện ích khác,…

DLEMP dễ sử dụng: Thay vì sử dụng từng lệnh phức tạp, Quý khách chỉ cần chọn hành động theo số đã được các lập trình viên cấu hình sẵn. Nhưng để sử dụng DLEMP một cách tốt nhất, quản trị viên cần phải có kiến thức cơ bản về Linux và giao diện dòng lệnh.

DLEMP được phát triển vì cộng đồng và hoàn toàn miễn phí.

III. Hướng dẫn cài đặt DLEMP

  1. Bước 1: Chuẩn bị
    • Cập nhật các bản update mới nhất của phiên bản hệ điều hành CentOS hiện tại với lệnh
      yum update -y
    • Reboot lại server sau khi hoàn thành quá trình update.
  2. Bước 2: Cài đặt
    • Thực hiện lệnh sau để bắt đầu quá trình cài đặt:
      curl -L https://script.dlemp.net -o dlemp && bash dlemp

    • Tiếp tục nhấn 1 để cài đặt DLEMP.
    • Nhập các tùy chọn và nhấn Enter để tiếp tục, bao gồm:
      • Type in  PhyMyAdmin Port :  Port để chạy PhpMyAdmin (tùy chọn ).
      • Type in Your eMail [ENTER] : điền mail cá nhân hoặc email sử dụng cho việc quản lý.
      • Type in the password protect phpMyAdmin [ENTER] : nhập mật khẩu truy cập PhpMyAdmin.
      • Type in the password for root of MySQL  [ENTER] : nhập mật khẩu user root trong MySQL.
      • Choose MariaDB Version (chọn phiên bản MariaDB) : Tùy thuộc vào nhu cầu của mình sử dụng mà lựa chọn cho phù hợp.
      • Choose NGINX Version : Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của Quý khachs có thể chọn Nginx Mainline version hay  Nginx Stable VerStab. Có thể tham khảo thêm ở đây : https://www.nginx.com/blog/nginx-1-6-1-7-released/
    • Sau khi hoàn thành thiết lập, DLEMP sẽ hiển thị lại các tùy chọn và yêu cầu xác nhận, Quý khách chú ý kiểm tra và chọn 1 để xác nhận.
    • DLEMP tiến hành cài đặt theo các tùy chọn đã thiết lập. Khi hoàn thành server sẽ tự động reboot.
  3. Bước 3: Hoàn thành:
    • Truy cập vào server sau khi reboot.
    • Sử dụng lệnh dlemp để mở giao diện làm việc của DLEMP.

IV. Hướng dẫn cài đặt WordPress trên DLEMP

  1. Bước 1: mở giao diện làm việc của DLEMP bằng lệnh:
    dlemp
  2. Bước 2: chọn Add Website & Code để thêm mới một website, tiếp tục chọn 3 Add website + WordPress (Auto Setup) để tự động cài đặt WordPress .
  3. Bước 3: chọn plugin Cache muốn sử dụng cho website WordPress bao gồm:
    • WP Super Cache
    • W3 Total Cache
    • Redis Cache
    • WP Fastest Cache
    • Other Plugin Cache : trong trường hợp sử dụng plugin Cache khác.
  4. Bước 4: Nhập tên domain và các thông tin quản lí cần thiết như username, password để cài đặt wordpress :
  5. Bước 5: hoàn thành quá trình cài đặt
  6. Bước 6: xem lại thông tin databases
    • Chọn 0 để quay về menu chính. Hoặc mở giao diện dlemp bằng lệnh dlemp
    • Chọn 15) WordPress Blog Tools.
    • Trong giao diện WordPress Blog Tools, chọn 12) View Database info để xem thông tin database của wordpress được tạo tự động. Dưới đây là hình ảnh thông tin database đã được tạo kèm theo quá trình tạo website WordPress tự động

Như vậy, Long Vân đã hoàn thành việc hướng dẫn Quý khách cài đặt DLEMP và tự động cài đặt một website WordPress trên công cụ này. Chúc Quý khách thành công!

Hướng dẫn cài đặt wordpress trên Ubuntu

I. Tổng quan

WordPress là một CMS (content management system) mã nguồn mở cho phép người dùng xây dựng và quản lý nội dung trên website. WordPress cung cấp cơ sở hạ tầng cơ bản để xây dựng một website, do đó nó phù hợp với hầu hết đối tượng người sử, bao gồm cả đối tượng là người sử dụng có ít kiến thức về lập trình.

Có nhiều cách để cài đặt một website WordPress, trong đó có những cách khá đơn giản đã được tích hợp sẳn trên các công cụ Hosting Control Panel (DirectAdmin, Cpanel,…) . Hướng dẫn dưới đây sẽ cài đặt WordPress thông qua cửa sổ dòng lệnh trên hệ điều hành Linux. Đây là cách cài đặt phức tạp và yêu cầu nhiều bước tiến , nhưng mặt khác cung cấp cho người dùng phương thức quản lý tốt hơn đối với website WordPress và môi trường mà nó chạy trên.

Môi trường cụ thể:

  • Hệ điều hành: Ubuntu 18.04
  • Web Server: Apache 2.4.54 + PHP 7.4
  • SQL Server: MySQL 10.6.9

II. Hướng dẫn cụ thể

  1. Cài đặt APACHE
    • Thực hiện lệnh cài đặt:
      # sudo apt install apache2
    • Start và enable dịch vụ Apache, đảm bảo Apache sẽ chạy cùng hệ điều hành
      sudo systemctl start apache2
      # sudo systemctl enable apache2
    • Tiến hành kiểm tra trạng thái dịch vụ Apache bằng lệnh:
      # sudo systemctl status apache2
  2. Cài đặt MYSQL
    • Trước tiên ta  tiến hành update  trước khi cài đặt một thứ gì đó bằng lệnh:
      # sudo apt update && sudo apt upgrade -y
    • Tiếp đến ta tiến hành cài đặt các  gói mysql-server:
      # sudo apt install mysql-server
    • MySQL chưa được khởi động sau khi install MySQL trên Ubuntu , nên bạn cần khởi động
      # systemctl start mysql
      # systemctl enable mysql
    • Tiến hành tạo 1 database cho website wordpress theo bằng các lệnh sau
      # mysql -u root -p

      Tạo một database trong MariaDB

      > create database wordpress;

      Tiếp đến tạo tạo một User

      > create user 'user1'@'địa chỉ Ip' IDENTIFIED BY 'password';

      Thiết lập quyền cho user để có quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu.

      > GRANT ALL PRIVILEGES ON wordpress.* TO 'user1'@'%' IDENTIFIED BY 'password';

      > flush privileges;

  3. Cài đặt PHP-FPM
    • Để cài đặt PHP-FPM ta nên sử dụng ppa:ondrej/php PPA để có thể cài đặt phiên bản PHP-FPM mới nhất
      # sudo add-apt-repository ppa:ondrej/php
    • Tiếp theo các bạn cài đặt PHP bằng lệnh sau.
      # sudo apt -y install php7.4 php7.4-fpm
    • Đầu tiên các bạn backup lại file cấu hình mặc định
      # sudo cp /etc/php/7.4/fpm/pool.d/www.conf /etc/php/7.4/fpm/pool.d/www.conf.bak
    • Tiếp theo ta thực hiện lệnh Sed để thay đổi các thông số trong file www.conf
      # sudo sed -i 's/;listen.mode = 0660/listen.mode = 0660/g' /etc/php/7.4/fpm/pool.d/www.conf
      # sudo sed -i 's/;security.limit_extensions = .php .php3 .php4 .php5 .php7/security.limit_extensions = .php .php3 .php4 .php5 .php7/g' /etc/php/7.4/fpm/pool.d/www.conf
    • Cuối cùng tiến hành khởi động PHP-FPM
      # systemctl start php7.4-fpm
      # systemctl enable php7.4-fpm
  4. Cài đặt WORDPRESS
    • Đầu tiên ta cần tạo 1 foder Public_Apache
      # mkdir /home/wordpress/Public_Apache
    • Tiến hành cài download wordpress
      # cd /home/wordpress/
      # wget https://vi.wordpress.org/latest-vi.tar.gz
    • Giải nén file source wordpress bằng lệnh
      # tar -xvf latest-vi.tar.gz
    • Sau khi giải nén, bạn sẽ có file source wordpress như sau:
  5. Cấu hình Virtual Host:
    • Tạo file cấu hình virtual host cho website wordpress như sau :
      # touch /etc/apache2/site-availables/wordpress.conf
      # ln -s /etc/apache2/site-availables/wordpress.conf /etc/apache2/site-enables/
    • Ta truy cập vào file /etc/apache2/site-availables/wordpress.conf và cấu hình như sau:
      <VirtualHost *:80>
              DocumentRoot /home/wordpress/Public_Aphache/wordpress                  
              ServerName httai.tk                  
              ServerAlias www.httai.tk          
              <Directory "/home/wordpress/Public_Aphache/wordpress">
                       DirectoryIndex index.html index.php                          
                       Options FollowSymLinks                            
                       AllowOverride All                           
                       Require all granted          
               </Directory> 
      </VirtualHost>
    • Đến đây ta tiến hành cấp quyền cho thư mục
      # chown -R 755 /home/wordpress/Public_Aphache/wordpress
      # chown -R www-data:www-data /home/wordpress/Public_Aphache/wordpress
    • Truy cập vào wordpress và sử dụng thông tin MySQL đã tạo ở Phần 2 để kết nối đến database.
      Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là image.png
    • Trong trường hợp gặp lỗi trong quá trình kết nối database, bạn có thể cấu hình trực tiếp ở file config trong resouce của WordPress như sau:
      # cd /home/wordpress/Public_Apache
      # mv wp-config-sample.php wp-config.php
      # vi wp-config.php
      Nhập thông tin database theo hướng dẫn ở hình dưới.
    • Tiếp tục thiết lập các thông tin của website WordPress và user quản lý, và cuối cùng nhấn Install WordPress để tiến hành cài đặt WordPress với thông tin đã cấu hình
    • Sau khi cài đặt xong, tiến hành login với tài khoản đã thiết lập ở trên.

Như vậy, Long Vân đã hoàn thành hướng dẫn Quý khách cài đặt WordPress trên server Ubuntu. Chúc Quý khách thành công!

Hướng dẫn upload website lên HestiaCP

I. HestiaCP

HestiaCP là một Web Control Panel mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí, đồng thời là một nhánh của VestaCP. Nó cung cấp một giao diện web đơn giản và sạch sẽ, đồng thời cung cấp khả năng cho quản trị viên quản lý các tính năng cốt lõi của máy chủ web của họ, bao gồm quản lý và triển khai trang web, email, DNS và cơ sở dữ liệu một cách dể dàng.

HestiaCP cũng cung cấp giao diện dòng lệnh, bạn có thể đọc thêm trong tài liệu HestiaCP  Hestia Control Panel (hestiacp.com)

Là một nhánh của VestaCP nên HestiaCP cũng sẽ có giao diện làm việc khá tương đồng. Điều khác biệt cơ bản nhất là Hestia sẽ hỗ trợ Ubuntu và Debian, cụ thể bao gồm các phiên bản OS sau:

  • Debian 9
  • Debian 10
  • Ubuntu 16.04 LTS
  • Ubuntu 18.04 LTS
  • Ubuntu 20.04 LTS

II. Hướng dẫn upload Website lên HestiaCP

  1. Bước 1:  Đăng nhập vào HestiaCP với quyền User.
    Bạn có thể đăng nhập trực tiếp từ https://my-ip:8083 với user và password đã tạo trước đó. Hoặc truy cập từ tài khoản admin như hình dưới.
  2. Bước 2: tạo một domain mới
    Trong giao diện làm việc của Hestia, chọn Tab Web, sau đó nhấn chọn Add Web Domain để thêm một domain mới.
    Trong giao diện Add Web Domain, nhập các thông tin:

    • Domain: nhập vào tên domain
    • IP Address: Nếu VPS có nhiều hơn 1 IP bạn chọn tương ứng IP ở đây, nếu 1 IP thì bạn giữ nguyên.
    • Create DNS zone: Nếu bạn cần tạo DNS zone thì tick vào ô này.
    • Enable mail for this domain: để tạo email cho domain
    • Cuối cùng nhấn biểu tượng Save để tạo mới domain.
  3. Bước 3: upload source code
    • Trong giao diện làm việc của HestiaCP, ở dòng trên cùng, chọn tab Files.
    • Tìm đến thư mục web, sau đó chọn thư mục với tên domain vừa tạo.
    • Trong đó, thư mục public_html sẽ chứa toàn bộ source code của website. Truy vập vào thư mục public_html và xóa tất cả các file trong thư mục này (để tránh bị trùng với các file source code sẽ upload lên sau đó).
    • Bên trong thư mục public_html, nhấn chọn Add file và upload source code dưới dạng file nén (.zip). Sau đó giải nén như hình dưới.
  4. Bước 4: tạo database
    • Trong giao diện làm việc của Hestia, chọn tab Record > tab DB để vào giao diện quản lý database.
    • Nhấn chọn Add Database để tạo mới một database
    • Trong giao diện Add Database, nhập các thông tin bao gồm:
      • Database: Nhập tên Database
      • Username: Nhập tên Username truy cập database
      • Password: Nhập vào pass cho user
      • Type: Để mặc định
      • Host: Để localhost
      • Charset: Để mặc định
    • Cuối cùng nhấn Save để tạo database.
  5. Bước 5: import database
    • Trong giao diện làm việc của Hestia, chọn tab Record > tab DB để vào giao diện quản lý database.
    • Nhấn vào phpMyAdmin để truy cập vào phpMyAdmin trên server HestiaCP.
    • Tiếp tục sử dụng công cụ phpMyAdmin để import dữ liệu và database đã tạo ở bước 4. Quý khách có thể tham khảo thêm hướng dẫn ở Hướng dẫn import / export database trong phpMyAdmin – Long Vân (longvan.net)
  6. Bước 6: cấu hình kết nối database trong source
    • Vào trong thư mục chứa source code và tùy chỉnh lại cấu hình kết nối database với thông tin database đã tạo ở bước 4. Trong bài hướng dẫn này, Long Vân sử dụng source WordPress, file cấu hình sẽ là wp-config.php
  7. Bước 7: kiểm tra truy cập.
    Sau khi cấu hình kết nối database thành công, Quý khách có thể kiểm tra lại kết nối đến domain vừa tạo

Như vậy, Long vân đã hoàn thành hướng dẫn upload một website lên HestiaCP. Chúc Quý khách thành công !

Hướng dẫn tăng dung lượng upload trong WordPress

Mặc định giới hạn dung lượng upload trong WordPress từ 2MB đến 100MB. Nếu bạn đang xây dựng một website có nội dung đa phương tiện, đó sẽ có thể là một trở ngại đáng kể. Cần phải tăng dung lượng upload trong WordPress hoặc server của bạn (hoặc cả hai) trong những trường hợp này.

Nếu giới hạn dung lượng upload trong WordPress thấp,  có thể gây ra lỗi “Your file exceeds the maximum upload size for this site” hoặc “The uploaded file exceeds the upload_max_filesize directive in php.ini.” và ngăn bạn upload các file, plugin có kích thước lớn.

Bài viết này Long Vân sẽ hướng dẫn bạn các cách tăng kích thước file upload tối đa trong WordPress

I. Xác định giới hạn upload file hiện tại của bạn

Cách nhanh nhất để kiểm tra dung lượng upload tối đa hiện tại của website là truy cập WordPress Dashboard. Từ đó đi tới “Media>Add new“. Tại đây, nhấn nút Add New để upload các phương tiện.

II. Các cách tăng dung lượng upload trong WordPress tối đa

Việc tăng dung lượng upload trong WordPress không thể thay đổi trên dashboard của bạn. Để thay đổi nó, hãy chỉnh sửa một trong các files sau trên máy chủ WordPress của bạn:

  • php.ini. File cấu hình này kiểm soát cài đặt PHP trên toàn bộ máy chủ. Điều chỉnh các biến PHP trong file php.ini là cách trực tiếp và hiệu quả nhất để tăng giới hạn kích thước tải lên file.
  • .htaccess . Một file văn bản đơn giản nằm trong thư mục gốc của trang web . Nó chứa nhiều chỉ thị máy chủ khác nhau và chủ yếu được sử dụng với các máy chủ web Apache . Nếu máy chủ cho phép, file .htaccess có thể được cấu hình để bao gồm các lệnh PHP làm tăng giới hạn kích thước file tải lên.

1. Cách 1: Chỉnh sửa php.ini

Việc tăng giá trị upload_max_filesize trong file php.ini sẽ áp dụng cài đặt trên toàn bộ máy chủ, bao gồm cả ứng dụng WordPress.

A. Chỉnh sửa php.ini trong giao diện cPanel

cPanel cung cấp giao diện thân thiện với người dùng để quản lý files máy chủ từ trình duyệt web. Để chỉnh sửa file php.ini và tăng kích thước file tải lên tối đa cho WordPress:

  1. Đăng nhập vào cPanel.
  2. Điều hướng đến phần Sofware hoặc tìm kiếm giao diện cấu hình PHP
    Trong ví dụ này, MultiPHP INI Editor cho phép người dùng cấu hình PHP và chỉnh sửa trực tiếp file php.ini .
  3. Sử dụng menu thả xuống để chọn tên miền mà bạn muốn thực hiện thay đổi.
  4. Giao diện hiển thị các cấu hình PHP có sẵn. Chỉnh sửa upload_max_filesize và tăng giá trị tính bằng megabyte . Trong ví dụ này, giá trị được đặt thành 255M .
  5. Lệnh post_max_size xác định tổng kích thước của các files được tải lên trong một yêu cầu. Điều chỉnh giá trị post_max_size bằng hoặc lớn hơn giá trị upload_max_filesize .
  6. Nhấp vào Áp dụng để lưu thay đổi.

cPanel thường tự động áp dụng các thay đổi cho cài đặt PHP. Kiểm tra giá trị kích thước file tải lên tối đa trong WordPress và tải file lên lại để kiểm tra xem lỗi đã được giải quyết chưa.

B. Chỉnh sửa php.ini qua FTP

Nếu bạn không có giao diện lưu trữ, bạn có thể sử dụng ứng dụng FTP, như FileZilla, để kết nối với máy chủ WordPress và chỉnh sửa trực tiếp file php.ini :

  1. Kết nối với máy chủ WordPress bằng thông tin xác thực được cung cấp nhà cung cấp lưu trữ của bạn.
  2. Vị trí của file php.ini có thể khác nhau tùy thuộc vào thiết lập máy chủ. Nếu bạn sử dụng máy chủ chuyên dụng , nó thường nằm trong thư mục /etc/php/ hoặc một thư mục hệ thống tương tự . Nếu bạn sử dụng share hosting, bạn có thể không có quyền truy cập vào file cấu hình global PHP nhưng thường có thể sử dụng file local php.ini  trong thư mục /public_html/. Trong một số trường hợp, bạn không thể tìm thấy nó. Bạn có thể tạo một file mới có cùng tên trong  của /public_html/ của web của bạn.
  3. Tải file php.ini xuống máy local và mở file bằng trình soạn thảo văn bản như Notepad++ .
  4. Tìm dòng upload_max_filesize trong phần File Uploads và thay đổi thành giá trị cao hơn, chẳng hạn như 255M .
  5. Lưu các thay đổi của bạn và tải file lên máy chủ, thay thế file gốc.
  6. Khởi động lại PHP thông qua command hoặc hosting control panel của bạn để đảm bảo các thay đổi có hiệu lực.

Sau khi khởi động lại, hãy thử tải file lên WordPress để xác nhận rằng lỗi đã được giải quyết.

C. Chỉnh sửa php.ini thông qua Dòng lệnh (SSH)

Nếu bạn không sử dụng giao diện panel hoặc thích dòng lệnh (CLI) có thể chỉnh sửa file php.ini bằng cách thực hiện theo các bước bên dưới:

  1. Kết nối với máy chủ WordPress của bạn thông qua SSH .
  2. Sử dụng trình soạn thảo dòng lệnh như Nano hoặc Vim để mở file php.ini . Đường dẫn đến file thay đổi tùy theo cấu hình máy chủ. Ví dụ này sử dụng đường dẫn chung cho máy chủ Apache :
    sudo nano /etc/php/8.1/apache2/php.ini 

    hoặc bạn có thể dùng lệnh bên dưới để xác định đường dẫn file php.ini:

    php -i | grep php.ini 
  3. Xác định vị trí dòng upload_max_filesize và tăng giá trị. Trong ví dụ này, giá trị được tăng lên 255M .
  4. Điều chỉnh giá trị post_max_size bằng hoặc cao hơn giá trị upload_max_filesize .
    Lưu file và thoát.
  5. Để áp dụng các thay đổi, hãy khởi động lại máy chủ Apache bằng các lệnh sau:
    sudo systemctl restart apache2 

    hoặc lệnh:

    sudo service apache2 restart 

    Tải lên file trước đây gây ra lỗi upload_max_filesize để xác nhận lỗi về kích thước file tối đa hiện đã được giải quyết.

2. Cách 2: Chỉnh sửa .htaccess

File .htaccess là file cấu hình cho máy chủ Apache. Phần sau đây giải thích cách định vị và chỉnh sửa file .htaccess WordPress để thay đổi cài đặt máy chủ và tăng giới hạn kích thước file tối đa.

A. Chỉnh sửa .htaccess qua cPanel

Để sửa đổi file .htaccess thông qua cPanel:

  1. Đăng nhập vào bảng điều khiển cPanel.
  2. Trong phần Files , tìm và mở File Manager .
  3. Truy cập thư mục cài đặt WordPress, thường là www hoặc public_html . Nếu file .htaccess không hiển thị ngay lập tức, nó có thể bị ẩn.
  4. Để hiển thị file, hãy nhấp vào Cài đặt ở góc trên cùng bên phải của Trình quản lý file .
  5. Tích vào Show Hidden Files và nhấn Save .
    File .htaccess hiện hiển thị trong thư mục hiện tại.
  6. Chọn file .htaccess , nhấp chuột phải và chọn Tải xuống để lưu bản sao vào máy local.
    Bản sao đã lưu đóng vai trò là bản sao lưu trong trường hợp có bất kỳ lỗi nào.
  7. Để chỉnh sửa file .htaccess gốc , nhấp chuột phải vào file và nhấp vào Chỉnh sửa .
  8. Thêm đoạn mã sau vào file .htaccess :
    php_value upload_max_filesize 255M
    php_value post_max_size 256M
    php_value max_execution_time 300
    php_value max_input_time 300
    

    Hướng dẫn này thay đổi giới hạn phía máy chủ, cho phép bạn tải file lên tới 255 MB .

  9. Lưu các thay đổi và thoát file.

Tải file trước đó gây ra lỗi lên WordPress để xác nhận rằng lỗi đã được giải quyết.

B. Chỉnh sửa .htaccess qua CLI

Để chỉnh sửa file .htaccess qua cửa sổ terminal:

  1. Thiết lập kết nối SSH đến máy chủ WordPress.
  2. Trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào, hãy tạo bản sao lưu của file .htaccess . Bản sao lưu đảm bảo bạn có thể hoàn tác về cài đặt gốc nếu có sự cố. Sử dụng lệnh sau để tạo bản sao lưu:
    cp /path/to/wordpress/.htaccess /path/to/wordpress/.htaccess.bak 
  3. Sử dụng trình soạn thảo văn bản, chẳng hạn như nano , để mở file .htaccess :
    sudo nano /path/to/wordpress/.htaccess 
  4. Chỉnh sửa hoặc thêm các dòng sau để xác định giá trị kích thước file tải lên:
    php_value upload_max_filesize 255M 
    php_value post_max_size 256M 
    php_value max_execution_time 300 
    php_value max_input_time 300

Hướng dẫn này thay đổi giới hạn kích thước file tải lên phía máy chủ thành 255 MB .

Lưu các thay đổi và thoát khỏi tập tin.

Lưu ý: Kiểm tra quyền file .htaccess và phân quyền lại với chmod nếu cần.

Như vậy, Long Vân đã hoàn tất hướng dẫn tăng dung lượng upload trong WordPress. Chúc Quý khách thành công.